“Ngày
nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một
đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh…Việt Nam đã nổi lên như
một trong những câu chuyện thành công lớn lao ở Châu Á” – Phát biểu của
Ngoại trưởng John Kerry tại tiệc trưa chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/7.
Diva
mặc chiếc váy lộng lẫy và chinh phục khán giả bằng chất giọng cao, đẹp
khi kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng đường phố trong buổi mở màn Luala
Concert, chiều 10/11 ở Hà Nội.
Đã lâu rồi từ ngày cho ra triển lãm ảnh Mẹ Và Quê Hương đến hôm nay mới lại có dip chup về mẹ. MVNAH ở Song Phượng, Mẹ Tạ thị Lười,khi hỏi tên mẹ tôi không khỏi ngac nhiên,nhưng đó là tên bố mẹ đặt cho, năm nay mẹ tròn 90 tuổi. Mẹ có một cô con gai duy nhất hy sinh trên trận địa phòng không bảo vệ đập phùng
Qua 20 năm, bức tượng cẩm thạch tăng giá 1.500 lần
Bức tượng cẩm thạch "Nàng Magdalene" là một trong những tác
phẩm điêu khắc cuối cùng được thực hiện bởi nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng
người Ý Antonio Canova (1757 - 1822).
Bức
tượng "Nàng Magdalene" được nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng người Ý Antonio
Canova (1757 - 1822) thực hiện trên một khối cẩm thạch (Ảnh: The
Guardian).
Canova vốn là một nghệ sĩ điêu
khắc nổi tiếng với các tác phẩm tinh tế được thực hiện trên các khối cẩm
thạch. Bức tượng "Nàng Magdalene" được ông thực hiện trên một khối cẩm
thạch theo đơn đặt hàng của một chính khách người Anh. Qua thời gian,
tác phẩm dần bị quên lãng rồi thất lạc.
Cho tới năm 2002, bức
tượng mới xuất hiện trở lại khi được đem ra rao bán trong một cuộc đấu
giá. Khi ấy, tác phẩm được bán ra với mức giá khiêm tốn, chỉ 5.200 bảng
(tương đương 156 triệu đồng).
Mới đây, sau khi chính thức được
xác định là tác phẩm bị thất lạc từng được thực hiện bởi nghệ sĩ điêu
khắc Canova, bức tượng liền thay đổi hoàn toàn vị thế. Hiện giờ, tác
phẩm được ước tính có giá trị vào khoảng 5 triệu - 8 triệu bảng (tương
đương từ 150 tỷ - 240 tỷ đồng).
Tiến sĩ Mario Guderzo, một học
giả chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của nghệ sĩ Canova nhận định:
"Thật kỳ diệu khi tác phẩm ấn tượng bị thất lạc từ lâu của Antonio
Canova được tìm thấy lại sau 200 năm, tính từ thời điểm tác phẩm được
thực hiện hoàn tất.
Tác phẩm này đã được tìm kiếm trong suốt hàng
thập kỷ, nên việc tìm thấy lại là việc rất quan trọng trong lịch sử
nghệ thuật và lịch sử sưu tầm các tác phẩm đỉnh cao".
Canova
vốn là một nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng với các tác phẩm tinh tế được
thực hiện trên các khối cẩm thạch (Ảnh: The Guardian).
Bức
tượng sẽ được đem ra đấu giá trong mùa hè này. Danh tính bên bán ra tác
phẩm không được công bố chính thức, nhưng phía nhà đấu giá cho hay rằng
đây là một cặp vợ chồng người Anh có đôi mắt rất tinh tường, họ đã
nhanh tay "xuống tiền" mua tác phẩm hồi năm 2002.
Thực tế, cặp vợ
chồng này đã sớm nghe được những phỏng đoán rằng bức tượng này có thể
là tác phẩm bị thất lạc của Canova nên đã quyết định mua bức tượng. Sau
đó, họ liên hệ với một chuyên gia nghệ thuật để được hỗ trợ trong việc
lần lại tung tích tác phẩm qua thời gian.
Hóa ra, đây đúng là tác phẩm của Canova và giá trị bức tượng hiện giờ đã tăng lên hơn 1.500 lần so với mức giá lúc mua vào.
Qua 20 năm, bức tượng cẩm thạch tăng giá... 1.500 lần (Video: RTV KLAN/YouTube).
Theo The Guardian
Bức "Thiếu nữ chải đầu" có giá 8,5 tỷ đồng
Bức tranh "Thiếu nữ chải đầu" của họa sĩ Trần Tấn Lộc vừa
được nhà đấu giá Aguttes (Pháp) bán ra trong phiên đấu giá xoay quanh
những tác phẩm của các họa sĩ Châu Á.
Bức tranh "Thiếu nữ chải đầu" do họa sĩ Trần Tấn Lộc (1906-1968) thực hiện năm 1932 đã được đem ra đấu giá (Ảnh: Aguttes).
Phiên
đấu giá vừa được Aguttes tổ chức vào chiều ngày 14/3. Bức tranh "Thiếu
nữ chải đầu" do họa sĩ Trần Tấn Lộc (1906-1968) thực hiện năm 1932 đã
được đem ra đấu giá, đạt mức giá 338.000 euro (tương đương 8,5 tỷ đồng).
Trước đó, bức vẽ được nhà đấu giá ước đoán có giá vào khoảng 130.000 -
150.000 USD.
Phiên đấu giá có tất cả 46 tác phẩm được đem ra rao
bán, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa Việt như Mai Trung Thứ,
Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm... Dù vậy, không có tác phẩm nào tạo nên
cú sốc về giá.
Bức
"Lớp học" được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện hồi năm 1953 có mức giá
ước đoán do nhà đấu giá Aguttes đưa ra ở mức 180.000 - 250.000 euro
(Ảnh: Aguttes).
Bức
"Chiếc nhẫn ngọc" được danh họa Vũ Cao Đàm thực hiện năm 1950 có mức
giá ước đoán vào khoảng 150.000 - 250.000 euro (Ảnh: Aguttes).
Theo Aguttes
Bí mật về bức tranh "Tiếng thét" - cảm hứng của phim kinh dị "Ghostface"
Sát nhân Ghostface trong seri phim kinh dị "Scream" có tạo
hình đặc trưng với chiếc mặt nạ trắng. Chiếc mặt nạ này lấy cảm hứng từ
loạt tranh "Tiếng thét" nổi tiếng của danh họa Edvard Munch.
"Ghostface": Nhân vật kinh dị lấy cảm hứng từ siêu phẩm "Tiếng thét"
Sát
nhân Ghostface trong seri phim kinh dị "Scream" có tạo hình đặc trưng
với chiếc mặt nạ trắng. Chiếc mặt nạ này vốn được thực hiện bởi một công
ty chuyên sản xuất phục trang để dùng cho dịp lễ hóa trang Halloween.
Chiếc
mặt nạ được thực hiện lấy cảm hứng từ loạt tranh "The Scream" (Tiếng
thét) của danh họa Edvard Munch. Kể từ năm 1996 khi ra mắt tập phim đầu
tiên cho tới các phần phim sau này, các kẻ sát nhân xuất hiện trong seri
phim kinh dị "Scream" đã luôn mặc áo choàng đen và đeo chiếc mặt nạ màu
trắng, đó là một "công thức thời trang" không thay đổi của nhân vật
Ghostface.
Sát nhân Ghostface trong seri phim kinh dị "Scream" có tạo hình đặc trưng với chiếc mặt nạ trắng (Ảnh: The Guardian).
Hiện
tại, "Scream" - tập phim thứ 5 trong seri đã ra rạp và nhận được nhiều
đánh giá tích cực từ giới phê bình, doanh thu của phim cũng rất khả quan
khi chỉ trong tuần đầu ra rạp, phim đã thu về doanh số gần 52 triệu USD
từ mức kinh phí đầu tư sản xuất 24 triệu USD.
Bên cạnh seri phim
"Scream" còn có nhiều sản phẩm văn hóa nổi tiếng khác lấy cảm hứng từ
loạt tranh "Tiếng thét" của danh họa Edvard Munch. Chẳng hạn biểu cảm
của cậu bé Kevin trên poster phim "Home Alone" (Ở nhà một mình - 1990)
chính là lấy cảm hứng từ bức tranh "Tiếng thét".
Biểu tượng cảm
xúc khắc họa gương mặt la hét trong sợ hãi cũng được thực hiện lấy cảm
hứng từ bức tranh "Tiếng thét". Và còn nhiều ứng dụng khác trong đời sống văn hóa đại chúng cũng bắt nguồn từ tác phẩm hội họa nổi tiếng này.
Thực
tế, danh họa người Na Uy Edvard Munch đã thực hiện 4 bức "Tiếng thét",
hai bức đầu tiên được ông thực hiện hồi năm 1893, hai bức còn lại được
thực hiện vào năm 1895 và 1910.
Trailer phim "Scream" (Video: Paramount Pictures/YouTube)
Loạt
tranh "Tiếng thét" được mệnh danh là "chân dung tâm hồn", là "khuôn mặt
thách thức các chuyên gia tâm lý", trong đó, họa sĩ khắc họa một khuôn
mặt người méo mó với hai bàn tay ôm lấy mặt, còn mắt và miệng mở to.
Cảnh nền là một cõi hỗn mang tựa như trong cơn ác mộng. Loạt tranh
"Tiếng thét" được coi là một trong những biểu tượng trong văn hóa đại
chúng.
Đằng sau hình người "xương xẩu", méo mó, miệng há, gương
mặt biểu lộ nỗi kinh hoàng trước hậu cảnh là bầu trời đỏ rực đầy đe dọa
còn có những bí mật sâu xa...
Bức "Tiếng thét" thực ra không khắc họa người đang thét
Bức "Tiếng thét" (1893) (Ảnh: The Guardian).
Bức "Tiếng thét" là một trong những họa phẩm có sức sống lâu bền và được nhớ đến nhiều nhất trong lịch sử hội họa hiện đại.
Danh
họa Munch đã được truyền cảm hứng thực hiện bức tranh này trong một lần
đang đi dạo bộ ở Oslo (Na Uy) hồi năm 1892, lúc đó, ông đang cảm thấy
không khỏe, lúc đi qua một cây cầu, mặt trời đang lặn, bầu trời bỗng
chuyển sang màu đỏ rực, Munch cảm thấy như thể có một tiếng thét đang
lan đi trong không gian.
Ông từng đề trên một bức tranh in thạch
bản đen trắng khắc họa lại bức "Tiếng thét" rằng: "Tôi cảm thấy tiếng
thét lớn xuyên suốt tự nhiên". Munch viết trong nhật ký của mình: "Tôi
nghe thấy tiếng thét và vẽ nên bức tranh này, vẽ những đám mây như thể
mang màu máu". Như vậy, nhân vật trong tranh đang nghe thấy tiếng thét,
chứ không hề tạo ra tiếng thét như vẫn tưởng.
Trong một bút tích
khác, danh họa Edvard Munch từng viết rõ hơn về hoàn cảnh ông sáng tác
bức "Tiếng thét" rằng: "Tôi đi trên cầu cùng hai người bạn. Mặt trời
lặn. Trời bỗng đỏ rực. Tôi dừng lại, kiệt sức, dựa vào thành cầu. Các
bạn tôi bước tiếp. Tôi đứng đó run lên lo sợ. Tôi cảm thấy tiếng thét vô
tận lan đi trong không gian".
Bức họa đen trắng thực hiện bằng phương pháp in thạch bản của Munch (Ảnh: The Guardian).
Đầu của nhân vật trong "Tiếng thét" trông giống... bóng đèn
Một phiên bản được Munch thực hiện trong cùng năm 1893 (Ảnh: The Guardian).
Bức
tranh khắc họa một hình người như thể đang hú hét, trước nay, đây vẫn
luôn là một nguyên mẫu biểu tượng khắc họa cho nỗi hoảng hốt trước sự
tồn tại, luôn khiến các nhà phân tích hội họa mải mê bình luận. Gương
mặt của hình người ấy trông giống như một… bóng đèn đang cháy sáng.
Munch
là một người rất quan tâm hứng thú tới những phát minh khoa học của
thời đại bấy giờ, đó là những phát minh, cải tiến công nghệ giúp đưa
điện vào trong cuộc sống. Khi ấy, hình ảnh chiếc bóng đèn cháy sáng là
một biểu tượng. Munch từng chia sẻ trong cuốn nhật ký của mình rằng ông
bị ám ảnh bởi những phát minh công nghệ của thời đại mình đang sống.
Hình
ảnh những chiếc bóng đèn cháy sáng xuất hiện ngày càng nhiều ở Châu Âu
thời bấy giờ hẳn đã in sâu vào tâm trí của Munch và giúp ông tạo nên
siêu phẩm "Tiếng thét".
Cuộc đời khốn khổ của Edvard Munch
Danh họa Edvard Munch (Ảnh: The Guardian).
Danh
họa người Na Uy Edvard Munch (1863-1944) bị căn bệnh thần kinh hành hạ.
Ông luôn bị ám ảnh rằng thần chết đang gõ cửa nhà mình, giấc ngủ của
ông thường bị gián đoạn bởi những cơn ác mộng kinh hoàng, ông cũng
thường nhìn thấy những hình ảnh ma quỷ rùng rợn… Chính những điều này đã
gây ảnh hưởng đối với phong cách sáng tạo của Munch.
Khi sự lo
lắng và chứng ảo giác của ông ngày càng trở nên trầm trọng, Munch bị suy
sụp nặng nề. Tuy vậy, may mắn là các liệu pháp chữa trị tâm lý đã phát
huy tác dụng đối với ông.
Dòng chữ viết trên siêu phẩm "Tiếng thét" hé lộ điều bí mật
Một phiên bản khác được Munch thực hiện trong cùng năm 1893 (Ảnh: The Guardian).
Một
dòng chữ nhỏ xíu được viết bằng bút chì ở góc trên bên trái của một
trong bốn phiên bản của bức "Tiếng thét" đề rằng: "Chỉ có thể được vẽ
nên bởi một người điên". Dòng chữ này từ lâu đã là chủ đề của những cuộc
tranh cãi trong giới chuyên gia, rằng ai là người viết ra dòng chữ này.
Ban
đầu, người ta cho rằng dòng chữ này được viết bởi chính danh họa, nhưng
về sau, người ta lại cho rằng đó là do một người nào đó khác viết lên.
Nhưng sau quá trình nghiên cứu dài lâu, vào năm 2021, các chuyên gia tại
Bảo tàng Quốc gia Na Uy tin rằng dòng chữ này thực sự do chính họa sĩ
Edvard Munch viết nên.
Bà Mai Britt Guleng, một chuyên gia nghiên
cứu về danh họa Edvard Munch, bà làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy,
bà Guleng tin rằng dòng chữ này có thể tiết lộ nhiều điều về trạng thái
tinh thần của danh họa.
Các chuyên gia tin rằng dòng chữ này đã
được ông Munch viết lên tranh hồi năm 1895 sau khi ông Munch tham gia
một cuộc gặp mặt, tại cuộc gặp, một sinh viên y khoa đã nói rằng tác
phẩm "Tiếng thét" chỉ có thể được vẽ nên bởi... một người điên.
Bà
Guleng nhận định: "Hành động viết lên tranh thể hiện nhiều điều, nó vừa
là sự hài hước, dí dỏm, vừa là sự thành thật về tình trạng sức khỏe
tinh thần bất ổn của ông Munch.
Ông Munch thực ra rất nghiêm túc
trong việc nhìn nhận về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình, ông rất
đau khổ bởi trong gia đình ông vốn có những thành viên có vấn đề tâm
thần, ông rất lo lắng về điều đó và thường cho thấy bản thân ông cũng
rất quan tâm tới chuyện này".
Bà Guleng nhận định ông Munch viết
dòng chữ "Chỉ có thể được vẽ nên bởi một người điên" bằng bút chì trên
tranh bằng thái độ hài hước, để tự ông đối diện với những chỉ trích xung
quanh tác phẩm của ông, cũng như là cách để ông đối diện với những khốn
cùng trong nội tâm mình, những vấn đề tâm lý vốn đã xuất hiện ở ông từ
thời điểm ấy.
Nhìn chung, các chuyên gia hội họa nghiên cứu về sự
nghiệp của Edvard Munch (1863 - 1944) đều hiểu rằng ông vốn biết rất rõ
về những bất ổn trong sức khỏe tinh thần của mình, và Munch càng phải
chịu áp lực nhiều hơn bởi cách nhìn nhận của người đương thời đối với
vấn đề này, bởi khi ấy người ta vẫn còn nhiều kỳ thị khắc nghiệt.
Theo www.theguardian.com
Những bí mật về bức tượng Nefertiti - nữ hoàng sắc đẹp của Ai Cập cổ đại
Nefertiti - Vương hậu Ai Cập, vợ của Pharaoh Akhenaten được
coi là một trong những nữ hoàng đẹp nhất thời Ai Cập cổ đại. Bức tượng
bán thân của bà đang được trưng bày trong bảo tàng ở Đức.
Neferneferuaten
Nefertiti là nữ hoàng thuộc vương triều thứ 18 của Ai Cập Cổ đại, vợ
của Pharaoh Akhenaten. Nefertiti và chồng bà nổi tiếng với cuộc cách
mạng tôn giáo, trong đó họ chỉ tôn thờ một vị thần duy nhất là thần
Aten. Thời kỳ Pharaoh Akhenaten trị vì đất nước được cho là thời kỳ giàu
có nhất của lịch sử Ai Cập cổ đại. Một số học giả tin rằng Nefertiti đã
trị vì trong thời gian ngắn với tên gọi Neferneferuaten sau cái chết
của chồng bà và đây là một vấn đề vẫn đang được tranh luận. Nếu
Nefertiti từng cai trị với tư cách là Pharaoh thì triều đại của bà được
đánh dấu bằng sự sụp đổ của Amarna và việc di dời thủ đô trở lại Thebes,
Ai Cập.
Nefertiti rất nổi tiếng nhờ bức tượng bán thân của mình
hiện được trưng bày trong bảo tàng Neues ở Berlin, Đức. Tượng bán thân
của nữ hoàng Nefertiti được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật
nổi tiếng nhất của Ai Cập Cổ đại, một ví dụ điển hình của nghệ thuật cổ
đại và nhờ bức tượng này, Nefertiti đã được gọi là người phụ nữ đẹp nhất
trên thế giới. Bức tượng đã "thôi miên" tất cả mọi người kể từ khi được
trưng bày vào năm 1923. Bức tượng mang đến cái nhìn sâu sắc về vị nữ
hoàng bí ẩn và tiếp tục gây ra tranh cãi và tranh luận trong nghệ thuật
và chính trị.
Tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti (Ảnh: Reuters).
Tượng
bán thân của nữ hoàng Nefertiti cao khoảng 48 cm và nặng 20 kg. Bức
tượng rất tinh tế, trang nhã và rất cân xứng. Bức tượng được tạc vào
khoảng năm 1340 trước công nguyên trong thời kỳ Amarna. Nó được cho là
tác phẩm của nhà điêu khắc Thutmose vì nó được tìm thấy trong xưởng của
ông. Bức tượng được xác định là Nefertiti bởi chiếc vương miện màu xanh
lam đặc trưng của bà với hình con rắn hổ mang chúa. Phần lõi tượng là đá
vôi được bao phủ bởi thạch cao.
Các nhà khảo cổ học không có quá
nhiều thông tin về Nefertiti, cái tên có nghĩa là "người đẹp đã xuất
hiện". Một giả thuyết cho rằng bà là công chúa Syria, chồng bà, Pharaoh
Akhenaton nổi tiếng vì đã đại tu tôn giáo Ai Cập - chuyển nó từ đa thần
giáo sang độc thần với tâm điểm là thần mặt trời Aten. Ông cũng đã
chuyển thủ đô Ai Cập từ Thebes đến một địa điểm mới tại Amarna.
Nefertiti được cho là kết hôn năm 15 tuổi, trước khi Akhenaten lên ngôi.
Bà có 6 người con gái và trong các tác phẩm nghệ thuật, Nefertiti được
thể hiện ở địa vị ngang hàng với nhà vua, giống như một người đồng cai
trị đất nước, trái ngược với vai trò truyền thống của nữ hoàng.
Vẻ đẹp của bức tượng Nefertiti (Video: Marian).
Bức
tượng bán thân của Nefertiti được tìm thấy vào ngày 6 tháng 12 năm 1912
tại Amarna, một địa điểm khảo cổ rộng lớn của Ai Cập, bởi công ty của
Đức do nhà khảo cổ học người Đức Ludwig Borchardt đứng đầu. Nó được tìm
thấy trong xưởng của nhà điêu khắc Thutmose cùng với những bức tượng bán
thân chưa hoàn thành khác của Nefertiti.
Điều làm cho tác phẩm
này trở nên độc đáo là bức tượng dường như không được dùng cho một lăng
mộ - giống như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác Ai Cập. Đây là một mô
hình, một bức tượng mẫu để sử dụng cho các tác phẩm nghệ thuật khác. Các
nhà điêu khắc Ai Cập hầu như không bao giờ cố gắng thể hiện bất kỳ cảm
xúc nào trên khuôn mặt trong các tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng khuôn
mặt của bức tượng này là hiện thân của sự thanh thản và điềm tĩnh. Ngoài
mắt trái và tai bị hỏng, bức tượng được phát hiện trong tình trạng
tuyệt vời.
Khi bức tượng bán thân lần đầu tiên được tìm thấy,
mắt trái của bức tượng không gắn viên thạch anh đại diện cho mống mắt
như ở con mắt còn lại và dù các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm kỹ càng cũng
không thể tìm thấy mống mắt trái của bức tượng. Con mắt bị mất dẫn đến
suy đoán rằng Nefertiti có thể đã từng bị nhiễm trùng mắt và mất mắt
trái. Tuy nhiên, sự hiện diện của đầy đủ các mống mắt trong các bức
tượng khác của bà mâu thuẫn với khả năng này.
Bức tượng Nefertiti
có mặt ở Đức từ năm 1913 và được trưng bày tại tư dinh của Simon - một
thương gia - nhà tài trợ của cuộc khai quật Amarna. Bức tượng được hiến
tặng cho bảo tàng Ai Cập Berlin vào năm 1920. Năm 1923, bức tượng được
giới thiệu tới công chúng như một tác phẩm quan trọng của bảo tàng Ai
Cập ở Berlin, Đức. Bức tượng hoàn mỹ nhanh chóng trở thành một biểu
tượng nổi tiếng thế giới về vẻ đẹp nữ tính và là một trong những hiện
vật nổi tiếng nhất còn tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại. Hitler từng mô tả
bức tượng bán thân là một kiệt tác độc đáo, một vật trang trí, một kho
báu thực sự và cam kết sẽ xây dựng một bảo tàng để cất giữ nó.
Bức
tượng được đưa trở lại bảo tàng Neues ở Đức khi bảo tàng mở cửa trở lại
vào tháng 10 năm 2009 và trong nhiều năm, các nhà chức trách Ai Cập
luôn yêu cầu Đức trả lại bức tượng bán thân tuyệt đẹp này cho Ai Cập.
Bí
ẩn xung quanh bức tượng Nefertiti là một trong những nguyên nhân khiến
cuộc đời của Nefertiti trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Bức tượng này được
chiêm ngưỡng, nghiên cứu và sao chép rất nhiều. Các cuộc tranh luận về
Nefertiti diễn ra liên tục cho thấy bà luôn là nhân vật lịch sử rất được
quan tâm và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc
thúc đẩy các cuộc thảo luận này.
Theo www.smb.museum
Hình ảnh Đức Mẹ nằm ẩn trong bức tranh "Người đàn ông khổ đau"
Ẩn bên dưới tác phẩm "Người đàn ông khổ đau" là những nét phác họa Đức Mẹ ôm Chúa hài đồng.
Ẩn bên dưới tác phẩm "Người đàn ông khổ đau" là những nét phác họa Đức Mẹ ôm Chúa hài đồng (Ảnh: New York Post).
Các
nhà nghiên cứu vừa tìm thấy hình ảnh Đức Mẹ nằm ẩn trong siêu phẩm hội
họa trị giá 40 triệu USD của danh họa người Ý Sandro Botticelli (1445 -
1510).
Tác phẩm "Man of Sorrows" (Người đàn ông khổ đau) của danh
họa người Ý Sandro Botticelli (1445 - 1510) được thực hiện từ khoảng
năm 1500. Bức tranh đã không xuất hiện trước công chúng trong suốt hàng
trăm năm qua do thuộc vào các bộ sưu tập tư nhân.
Vì nằm trong bộ
sưu tập tư nhân nên các chuyên gia không có cơ hội nghiên cứu kỹ lưỡng
tác phẩm này cho mãi tới gần đây. Hóa ra tác phẩm có chứa đựng một bí
mật.
Bức tranh đã thuộc về các nhà sưu tập tư nhân kể từ thế kỷ
19, hiện tại, tranh chuẩn bị được đưa ra đấu giá vào cuối tháng 1 này
với mức giá tối thiểu ở mức 40 triệu USD. Nhân dịp này, giới chuyên gia
đã tiếp cận tác phẩm và bất ngờ phát hiện một bí mật nằm ẩn bên dưới
những nét cọ.
Bức
tranh đã thuộc về các nhà sưu tập tư nhân kể từ thế kỷ 19, hiện tại,
tranh chuẩn bị được đưa ra đấu giá vào cuối tháng 1 này với mức giá tối
thiểu ở mức 40 triệu USD (Ảnh: New York Post).
Chuyên
gia Chris Apostle của nhà đấu giá Sotheby đã phát hiện ra rằng, ẩn bên
dưới tác phẩm "Người đàn ông khổ đau" là những nét phác họa Đức Mẹ ôm
Chúa hài đồng (Ảnh: New York Post).
Chuyên
gia Chris Apostle của nhà đấu giá Sotheby đã phát hiện ra rằng, ẩn bên
dưới tác phẩm "Người đàn ông khổ đau" là những nét phác họa Đức Mẹ ôm
Chúa hài đồng. Khi xoay ngược hình ảnh chụp được bằng tia hồng ngoại,
hình ảnh Đức Mẹ ôm Chúa hài đồng liền hiện lên bên dưới bức chân dung
"Người đàn ông khổ đau" sắp được đem ra đấu giá.
Việc có một bức
phác họa dang dở nằm ẩn bên dưới tác phẩm vốn không phải điều quá lạ lẫm
bởi ở thế kỷ 16, những nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động vẽ tranh
rất đắt tiền.
Danh họa Botticelli hẳn không muốn vứt bỏ tấm vải
vẽ đã được căng lên khung, nên khi quyết định bỏ dở bức phác họa ban
đầu, ông liền xoay ngược khung tranh và vẽ đè lên bức phác họa ấy, rồi
thực hiện một tác phẩm mới, chính là bức "Người đàn ông khổ đau" mà
chúng ta được thấy.
Theo nypost.com
Siêu phẩm hội họa Việt: Ngưỡng "triệu đô" đã không còn là "chuyện lớn"
6 phiên đấu giá quốc tế đáng nhớ trong năm 2021 đã chứng
kiến một số tác phẩm của hội họa Việt Nam vượt qua ngưỡng giá một triệu
USD (tương đương gần 23 tỷ đồng).
Tháng 4/2021: "Chân dung Madam Phương" lập kỷ lục
Cuộc đấu giá mỹ thuật "Beyond Legends: Modern Art Evening Sale" được
nhà đấu giá Sotheby tổ chức tại Hồng Kông vào ngày 18/4/2021. Sự kiện chứng kiến 8 bức tranh của các danh họa Việt Nam được đưa ra đấu giá.
Trong đó, bức "Chân dung Madam Phương" của danh họa Mai Trung Thứ đã
xác lập mức giá kỷ lục trả cho tranh Việt tại một phiên đấu giá, những
bức tranh khác xuất hiện trong phiên đấu giá này cũng đều vượt qua mức
giá ước đoán ban đầu của nhà đấu giá.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Chân dung Madam Phương" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Chân dung Madam Phương" của danh họa Mai Trung Thứ (1906
- 1980) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ở mức 24.375.000 đô
la Hồng Kông (tương đương gần 72,5 tỷ đồng). Đây hiện được xem là mức
giá cao kỷ lục trả tại phiên đấu giá cho tác phẩm thực hiện bởi một danh
họa người Việt.
Bức tranh sơn dầu được thực hiện vào năm 1930. Tác phẩm được xem như
một biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Á Đông. Tác phẩm này còn thâu tóm lại
được những xúc cảm sâu sắc của danh họa dành cho nhân vật, một phụ nữ
quý phái vốn được cho là có mối quan hệ tình cảm với danh họa và khiến
ông đặc biệt ngưỡng mộ, trân trọng.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Hai người phụ nữ" của danh họa Vũ Cao Đàm (Ảnh: Auction House).
Bức "Hai người phụ nữ" của danh họa Vũ Cao Đàm (1908
- 2000) đạt mức giá 4.032.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 12 tỷ
đồng). Vẻ đẹp của hai người phụ nữ trong tranh là vẻ đẹp của sự trang
nhã, thuần khiết. Các phổ màu trong tranh tôn nhau lên, những sự mờ nhòa
đầy chủ ý giữa các mảng màu khiến cảnh hiện ra vừa thực vừa ảo.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Hai người phụ nữ ngắm bể cá vàng" (Ảnh: Auction House).
Bức "Hai người phụ nữ ngắm bể cá vàng" của danh họa
Lê Phổ (1907-2001) đạt mức giá 5.983.000 đô la Hồng Kông (tương đương
hơn 17,7 tỷ đồng). Bức tranh có hình ảnh cá vàng và sen trắng, hình ảnh
hai người phụ nữ trang nhã cùng nhau ngắm bể cá, những cặp hình ảnh này
chứa đựng nhiều ý niệm thẩm mỹ trong đó.
Với cá vàng và hoa sen, danh họa muốn bức tranh của mình chứa đựng
biểu trưng của sự may mắn, sinh sôi, sự thuần khiết, lạc quan, cùng với
đó là ý niệm rằng những điều tốt đẹp sẽ luôn đi cạnh nhau, "có đôi, có
cặp".
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Trò chuyện" thực hiện bởi danh họa Vũ Cao Đàm (Ảnh: Auction House).
Bức "Trò chuyện" thực hiện bởi danh họa Vũ Cao Đàm hồi thập niên 1940. Mức giá tác phẩm đạt được là 4.284.000 đô la Hồng Kông (tương đương 12,7 tỷ đồng).
Trong tác phẩm, hai cô gái hiện lên như hai thiên thần, hoàn toàn hòa
hợp với phong cảnh xung quanh. Tác phẩm của danh họa Vũ Cao Đàm như thể
một cảnh mộng, hai cô gái đi chân trần, ở trong trạng thái hoàn toàn
thư thái, thoải mái, hai cô như chìm sâu vào cuộc trò chuyện của mình.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Cô gái làm thơ" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Cô gái làm thơ" của danh họa Mai Trung Thứ được
thực hiện hồi năm 1943, bức tranh đạt mức giá 6.225.000 đô la Hồng Kông
(tương đương 18,5 tỷ đồng). Năm 1943, chiến tranh đang xảy ra tại Việt
Nam, danh họa Mai Trung Thứ khắc họa một cô gái trong trạng thái bình
yên mơ mộng như một cách để nói lên niềm khát khao về hòa bình và những
nếp nhà bình yên.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam" của danh họa Phạm Hậu (Ảnh: Auction House).
Bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam" của danh họa Phạm Hậu
(1903 - 1995) đạt mức giá 8.040.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 24
tỷ đồng). Phạm Hậu là danh họa tiên phong trong lĩnh vực tranh sơn mài
của hội họa hiện đại Việt Nam. Tác phẩm này được đánh giá là một trong
những tác phẩm sơn mài xuất sắc nhất của Phạm Hậu.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Người phụ nữ bên các con" của danh họa Lê Thị Lựu (Ảnh: Auction House).
Bức "Người phụ nữ bên các con" của danh họa Lê Thị Lựu (1911 - 1988) đạt mức giá 6.830.000 đô la Hồng Kông (tương đương 20,2 tỷ đồng). Tác phẩm được thực hiện vào thập niên 1960.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Làm dáng" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Làm dáng" của danh họa Mai Trung Thứ đạt mức giá 4.410.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 13 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa được thực hiện vào năm 1966.
Tháng 5/2021: "Thiếu nữ choàng khăn" đạt giá cao
Phiên đấu giá "20th and 21st Century Art Evening Sale" do nhà đấu giá
Christie Hồng Kông tiến hành vào ngày 24/5/2021 quy tụ 4 tác phẩm của 3
danh họa Việt, gồm có tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Phan
Chánh.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ (Ảnh: Auction House).
Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đạt mức giá 8.650.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 1,1 triệu USD; hay 25,6 tỷ đồng).
Tác phẩm được thực hiện vào khoảng năm 1938. Hình ảnh người phụ nữ
Việt và chiếc khăn choàng là một hình ảnh trở đi trở lại trong tranh Lê
Phổ, đó là nguồn cảm hứng bất tận của ông. Những ký ức về quê hương đưa
lại cho ông những cảm hứng riêng độc đáo. Qua các bức họa của mình, Lê
Phổ thể hiện rõ niềm nhớ thương quê hương và nguồn cảm hứng bất tận về
người phụ nữ Việt.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Chiếc bát xanh" của danh họa Lê Phổ (Ảnh: Auction House).
Bức "Chiếc bát xanh" của danh họa Lê Phổ đạt mức giá
2.750.000 đô la Hồng Kông (tương đương 8,1 tỷ đồng). Đây là bức họa
được Lê Phổ thực hiện trong năm ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông
Dương.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Mona Lisa" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Mona Lisa" của danh họa Mai Trung Thứ đạt mức
giá 5.625.000 đô la Hồng Kông (tương đương 16,7 tỷ đồng). Qua bức họa
này có thể hiểu rằng Mai Trung Thứ muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ dành cho
danh họa Leonardo da Vinci.
Bức "Thợ nhuộm" của danh họa Nguyễn Phan Chánh
(1892-1984) đạt mức giá 4.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương 13 tỷ
đồng). Bức họa đặc tả cảnh quần áo được đem ra nhuộm lại để chuẩn bị đón
Tết.
Tháng 6/2021: Bức "Phong cảnh thuyền buồm" gây bất ngờ
Nhấn để phóng to ảnh
Tác phẩm tranh sơn mài "Phong cảnh thuyền buồm" do danh họa Phạm Hậu thực hiện (Ảnh: Auction House).
Trong phiên đấu giá "Painters from Asia, Major Works" do nhà đấu giá
Aguttes (Pháp) tiến hành vào ngày 7/6/2021, tác phẩm tranh sơn mài
"Phong cảnh thuyền buồm" do danh họa Phạm Hậu thực hiện hồi năm 1943 đã
đạt mức giá cao bất ngờ so với ước đoán của nhà đấu giá, lên tới 833.000
euro (tương đương hơn 21,5 tỷ đồng). Tác phẩm có điểm nhấn là những chi
tiết được khắc họa bằng chất liệu vàng và bạc, tranh gồm 4 tấm với tổng
kích thước 104 x 197 cm.
Tháng 10/2021: Bức "Phong cảnh Phnôm Pênh" gây sửng sốt
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh sơn mài "Phong cảnh Phnôm Pênh" do danh họa Lê Quốc Lộc (1918 - 1987) thực hiện hồi năm 1943 (Ảnh: Auction House).
Trong phiên đấu giá "Vietnamese Arts" do nhà đấu giá Asium (Pháp)
tiến hành vào ngày 21/10/2021, bức tranh sơn mài "Phong cảnh Phnôm Pênh"
do danh họa Lê Quốc Lộc (1918 - 1987) thực hiện hồi năm 1943 đã được
đem ra đấu giá. Mức giá trả cho tác phẩm đã vượt xa mức giá dự đoán ban
đầu, đạt mức 940.000 euro (tương đương 24,3 tỷ đồng). Tác phẩm gồm 8 tấm
với tổng kích thước 199 x 400 cm.
Tháng 11/2021: Đấu giá tranh từng nằm trong bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại
Bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được thực hiện
bởi danh họa Phạm Hậu trong khoảng thời gian từ năm 1938 - 1945. Đây là
tác phẩm đạt mức giá cao nhất trong cuộc đấu giá "Southeast Asian Modern
& Contemporary Art" do nhà đấu giá Bonhams Hồng Kông tổ chức vào
ngày 27/11/2021.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" của danh họa Phạm Hậu (Ảnh: Auction House).
Bức "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" của danh họa Phạm Hậu
là tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nhất tại cuộc đấu giá. Chi tiết
khiến bức tranh sơn mài nhận được nhiều sự chú ý chính là bởi tác phẩm
này từng nằm trong bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại.
Tác phẩm được trả giá 9.732.500 đô la Hồng Kông (tương đương 28,3 tỷ
đồng). Tranh cao một mét và rộng gần 2 mét, đưa lại một góc nhìn toàn
cảnh về vịnh Hạ Long. Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn đỉnh cao
của sự nghiệp danh họa Phạm Hậu, danh họa đã dùng những nguyên liệu đắt
giá để sáng tác nên tác phẩm này, như vàng và chu sa.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Cô gái chơi đàn nguyệt cầm" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Cô gái chơi đàn nguyệt cầm" của danh họa Mai Trung Thứ cũng được đem ra rao bán tại sự kiện này và đạt mức giá 7.812.500 đô la Hồng Kông (tương đương 22,7 tỷ đồng).
Tháng 12/2021: Nín thở chờ xem đấu giá "Người phụ nữ đội nón lá đứng bên sông"
Ngày 14/12/2021, phiên đấu giá "Mapping Modernities" được nhà đấu giá
Sotheby Hồng Kông tiến hành. Trong cuộc đấu giá có 4 bức họa của danh
họa Mai Trung Thứ (1906 - 1980) được đem ra rao bán.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Người phụ nữ đội nón lá đứng bên sông" của danh họa Mai Trung Thứ (Ảnh: Auction House).
Bức "Người phụ nữ đội nón lá đứng bên sông" của danh họa Mai Trung Thứ được thực hiện hồi năm 1937, tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.
Mức giá mà tác phẩm đạt được đã vượt qua dự đoán của Sotheby, đạt tới
12.275.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 36 tỷ đồng). Mức giá này
khiến tác phẩm ngay lập tức đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng siêu
phẩm hội họa Việt đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc tế. Bức đắt
giá đầu bảng hiện nay là "Chân dung Madam Phương" cũng của danh họa Mai
Trung Thứ.
Bức "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" gợi liên tưởng đến bức "Chân
dung Madam Phương". Nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông đánh giá hai bức
tranh có nhiều nét tương đồng từ chất liệu thực hiện, cho tới phần hình
ảnh. Trong cả hai bức tranh, hai người phụ nữ đều mặc áo dài màu xanh.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Giai điệu" của danh họa Mai Trung Thứ được thực hiện hồi năm
1966. Tại phiên đấu giá, tác phẩm đạt mức giá 4.032.000 đô la Hồng Kông
(tương đương 11,8 tỷ đồng) (Ảnh: Auction House).
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Cô gái đang nằm" của danh họa Mai Trung Thứ được thực hiện hồi
năm 1964. Tại phiên đấu giá, tác phẩm đạt mức giá 1.953.000 đô la Hồng
Kông (tương đương 5,7 tỷ đồng) (Ảnh: Auction House).
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Tĩnh vật" của danh họa Mai Trung Thứ được thực hiện hồi năm
1970. Tại phiên đấu giá, tác phẩm đạt mức giá 1.134.000 đô la Hồng Kông
(tương đương 3,3 tỷ đồng) (Ảnh: Auction House).
Bích Ngọc Theo Sotheby/Christie
8 tác phẩm đánh dấu sự khởi sắc của tranh Việt trong năm 2021
Tại sự kiện đấu
giá mỹ thuật quy mô lớn vừa được tổ chức tại Hồng Kông, 8 bức tranh của
các danh họa Việt được đưa ra đấu giá và đều đạt những mức giá cao hơn
kỳ vọng, thậm chí xác lập kỷ lục.
Cuộc đấu giá mỹ thuật "Beyond Legends:
Modern Art Evening Sale" đã vừa được nhà đấu giá Sotheby tổ chức tại
Hồng Kông vào ngày 18/4 vừa qua. Tại sự kiện, có 8 bức tranh của các
danh họa Việt Nam được đưa ra đấu giá. Có bức đã xác lập mức giá kỷ lục
mới cho tranh Việt, những bức khác cũng đều vượt qua mức giá ước đoán
ban đầu của nhà đấu giá.
Cùng điểm lại 8 tác phẩm của các danh họa Việt vừa xuất hiện tại cuộc đấu giá lớn này...
Bức họa "Hai người phụ nữ" của họa sĩ Vũ Cao Đàm
Bức họa "Hai người phụ nữ" của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908
- 2000) đạt mức giá 4.032.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 12 tỷ
đồng), mức giá ước đạt ban đầu của Sotheby là 1,4 đến 2,8 triệu đô la
Hồng Kông. Bức tranh lụa có kích thước 88,5 x 60cm.
Những bức tranh lụa của Vũ Cao Đàm rất hiếm có bởi trong giai đoạn
đầu của sự nghiệp, ông chủ yếu tập trung vào điêu khắc, còn giai đoạn
sau lại tập trung vào tranh sơn dầu. Tác phẩm "Hai người phụ nữ" khắc
họa hai cô gái trẻ trong một bố cục chặt chẽ, hai cô đang có một khoảnh
khắc dịu dàng, thân mật bên nhau, giúp nhau chải tóc.
Vẻ đẹp của hai người phụ nữ trong tranh là vẻ đẹp của sự trang nhã,
thuần khiết, tinh thần toát lên từ tác phẩm là những xúc cảm thân mật,
dễ chịu giữa hai cô gái. Các phổ màu trong tranh tôn nhau lên, những sự
mờ nhòa đầy chủ ý giữa các mảng màu khiến cảnh hiện ra vừa thực vừa ảo,
khó phân định được cảnh quan bên trong và bên ngoài căn phòng.
Cách Vũ Cao Đàm sử dụng màu sắc cho thấy ông vừa là bậc thầy trong
phối màu vừa là bậc thầy trong thư pháp, bởi ông đã sử dụng những kiến
thức về thư pháp để điều khiển đầu bút lông tạo nên hiệu ứng mờ nhòa
giữa các mảng màu, kết quả là một bức tranh đặc tả được vẻ dịu dàng,
trang nhã, những đường cong mềm mại của hai cô gái.
Bức "Hai người phụ nữ ngắm bể cá vàng" của họa sĩ Lê Phổ
Bức "Hai người phụ nữ ngắm bể cá vàng" của họa sĩ Lê Phổ
(1907-2001) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa
qua, với mức giá 5.983.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 17,7 tỷ
đồng). Tác phẩm tranh lụa có kích thước 69 x 53cm. Mức giá ước đạt ban
đầu mà Sotheby đưa ra là 2,8 - 3,8 triệu đô la Hồng Kông.
Bức tranh có hình ảnh cá vàng và sen trắng, hình ảnh hai người phụ nữ
trang nhã cùng nhau ngắm bể cá, những cặp hình ảnh này chứa đựng nhiều ý
niệm thẩm mỹ trong đó. Với cá vàng và hoa sen, họa sĩ muốn bức tranh
của mình chứa đựng biểu trưng của sự may mắn, sinh sôi, sự thuần khiết,
lạc quan, cùng với đó là ý niệm rằng những điều tốt đẹp sẽ luôn đi cạnh
nhau, "có đôi, có cặp".
Tác phẩm là sự hài hòa của màu sắc, cho thấy cách đưa cọ bậc thầy của
họa sĩ Lê Phổ, khiến tác phẩm có một vẻ mỏng manh, trong suốt đầy mê
hoặc. Người xem tranh như cảm nhận được làn gió nhẹ đang thổi tấm rèm,
lay tấm khăn, vương tà áo của hai người phụ nữ.
Bức "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ
Bức "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ
(1906 - 1980) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa
qua, đạt mức giá 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 72,5 tỷ
đồng). Đây hiện được xem là mức giá cao kỷ lục trả cho một tác phẩm được
thực hiện bởi một họa sĩ người Việt.
Bức tranh sơn dầu kích thước 135,5 x 80cm được thực hiện vào năm
1930. Tác phẩm ban đầu được Sotheby ước đoán đạt mức giá chỉ từ 7,5 đến
9,3 triệu đô la Hồng Kông.
Tác phẩm được xem như một biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Á Đông, ngay
từ tác phẩm đầu tiên này, khi bức tranh được trưng bày tại triển lãm ở
Paris, Pháp, họa sĩ Mai Trung Thứ đã thu hút sự quan tâm và khiến nhiều
nhà sưu tầm hỏi mua, sự kiện
đã đánh dấu việc ông bắt đầu đạt được danh tiếng lớn, với phong cách
hội họa được ghi nhận bởi cả giới chuyên môn và thị trường.
Điều quan trọng hơn thế, tác phẩm này còn thâu tóm lại được những xúc
cảm sâu sắc của họa sĩ dành cho nhân vật, một phụ nữ quý phái vốn được
cho là có mối quan hệ tình cảm với họa sĩ và khiến ông đặc biệt ngưỡng
mộ, trân trọng. Thâu tóm những xúc cảm dành cho bà Phương, tác phẩm có
vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của họa sĩ bởi cả chất liệu, kích thước,
nhân vật và hoàn cảnh...
Trong bộ phim điện ảnh
"Mùi đu đủ xanh" (1993), một bộ phim đặc sắc của đạo diễn Trần Anh
Hùng, bức tranh từng xuất hiện trong một số phân cảnh và mang ý nghĩa
biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại.
Bức tranh lụa "Trò chuyện" thực hiện bởi họa sĩ Vũ Cao Đàm
Bức tranh lụa "Trò chuyện" thực hiện bởi họa sĩ Vũ Cao Đàm
hồi thập niên 1940, tác phẩm có kích thước 44,5 x 53,5cm. Giá ước đạt
ban đầu ở mức từ 2 - 3 triệu đô la Hồng Kông. Mức giá thực tế mà tác
phẩm vừa đạt được hồi cuối tuần qua là 4.284.000 đô la Hồng Kông (tương
đương 12,7 tỷ đồng).
Trong tác phẩm, hai cô gái hiện lên như hai thiên thần, hoàn toàn hòa
hợp với phong cảnh xung quanh. Tác phẩm của họa sĩ Vũ Cao Đàm như thể
một cảnh mộng, hai cô gái đi chân trần, ở trong trạng thái hoàn toàn thư
thái, thoải mái, hai cô như chìm sâu vào cuộc trò chuyện của mình.
Tác phẩm khiến người xem cảm thấy cần phải nín lặng, để tôn trọng bầu
không khí thân mật, thanh tao giữa hai cô gái được khắc họa như hai
thiên thần trên thảm cỏ. Việc họa sĩ đưa nhân vật ra bối cảnh ngoài trời
cho thấy tư duy hội họa của ông có tiếp thu phong cách của hội họa Châu
Âu.
Bức "Cô gái làm thơ" của họa sĩ Mai Trung Thứ
Bức "Cô gái làm thơ" của họa sĩ Mai Trung Thứ, một
tác phẩm tranh lụa thực hiện hồi năm 1943, kích thước 73 x 50,3cm, có
mức giá ước đạt ban đầu từ 3,2 tới 4 triệu đô la Hồng Kông. Tại cuộc đấu
giá, tác phẩm đã đạt mức giá 6.225.000 đô la Hồng Kông (tương đương
18,5 tỷ đồng).
Tác phẩm khắc họa một người phụ nữ trẻ đang mơ mộng trong góc căn
phòng tĩnh lặng, cô đang muốn viết một bài thơ, ngồi trên sàn và nghiêng
đầu nhìn về phía người xem tranh, cô gái duyên dáng và vô tư lự ấy đang
trải qua một khoảnh khắc của những xúc cảm dịu êm đầy cảm hứng.
Bức họa được thực hiện năm 1943, lúc này chiến tranh đang xảy ra tại
Việt Nam, họa sĩ Mai Trung Thứ khắc họa một cô gái trong trạng thái bình
yên mơ mộng như một cách để nói lên niềm khát khao về hòa bình và những
nếp nhà bình yên.
Vượt lên trên thực tế tàn khốc của chiến tranh, họa sĩ khắc họa vẻ
đẹp của một ngày xuân ấm áp, cô gái như chìm trong mộng mị, cô thư thả,
dịu dàng trong từng động tác, từng ánh nhìn với một tâm thế lạc quan,
một diện mạo thuần khiết, cô tận hưởng không gian dễ chịu của riêng
mình.
Những sắc màu trong tranh cũng góp phần tạo nên khoảnh khắc yên bình,
tĩnh lặng, những nếp gấp của tà áo duyên dáng hé lộ vẻ đẹp của người
con gái. Cô hiện lên với vẻ đẹp thánh thiện, thoát tục và thanh tao,
điều này có được là nhờ những gam màu mà họa sĩ sử dụng, từ trắng ngà
cho tới vàng sáng.
Dù không sống ở Việt Nam thời kỳ này, nhưng những tác phẩm của họa sĩ
Mai Trung Thứ luôn chứa đựng những mơ ước của cá nhân ông dành cho quê
nhà, với ước vọng về hòa bình, yên ấm cho mỗi gia đình.
Bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam" của họa sĩ Phạm Hậu
Bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam" của họa sĩ Phạm Hậu
(1903 - 1995) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa
qua, đạt mức giá 8.040.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 24 tỷ đồng).
Tác phẩm có kích thước 104,5 x 183cm được thực hiện trong thập niên
1930. Mức giá ước đoán ban đầu là từ 3,2 tới 4 triệu đô la Hồng Kông.
Phạm Hậu là họa sĩ tiên phong trong lĩnh vực tranh sơn mài của hội
họa hiện đại Việt Nam. Tác phẩm "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam"
chứa đựng vẻ đẹp cảnh vật đặc trưng của Việt Nam và được đánh giá là một
trong những tác phẩm sơn mài xuất sắc nhất của Phạm Hậu.
Ông cũng được đánh giá là một trong những họa sĩ xuất sắc nhất của dòng tranh sơn mài tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương.
Bức "Người phụ nữ bên các con" của họa sĩ Lê Thị Lựu
Bức "Người phụ nữ bên các con" của họa sĩ Lê Thị Lựu
(1911 - 1988) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa
qua, đạt mức giá 6.830.000 đô la Hồng Kông (tương đương 20,2 tỷ đồng).
Tác phẩm tranh lụa có kích thước 99 x 74cm được thực hiện vào thập niên
1960.
Mức giá ước đoán ban đầu của tác phẩm này được Sotheby đưa ra ở mức
900.000 tới 1,6 triệu đô la Hồng Kông. Họa sĩ Lê Thị Lựu được nhận vào
học ở trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội hồi năm 1926, bà là một hiện
tượng hiếm có, trở thành một nữ họa sĩ độc đáo xuất hiện trong ngôi
trường mỹ thuật chủ yếu chỉ có nam giới.
Vượt lên những cản trở trong quan niệm phân biệt giới tính thời bấy
giờ, bà Lê Thị Lựu đã trở thành một nguồn lực sáng tạo đặc biệt của hội
họa hiện đại Việt Nam thời kỳ đầu, trở thành người phụ nữ tài năng, bản
lĩnh đứng bên cạnh những nam họa sĩ bậc thầy như Lê Phổ, Mai Trung Thứ
và Vũ Cao Đàm, tạo nên bộ tứ tài năng nổi tiếng của trường Mỹ thuật Đông
Dương.
Là một người phụ nữ mạnh mẽ, một người mẹ giàu tình yêu thương, bà Lê
Thị Lựu luôn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm của
mình, họ là hiện thân của sự mạnh mẽ, bền bỉ, sự dịu dàng, nhân từ, và
thường gắn với bối cảnh gia đình. Cảnh người mẹ bế người con nhỏ trong
lòng, ánh mắt dịu hiền trìu mến nhìn cô con gái nhỏ ngồi bên tập khâu vá
quá đỗi đẹp đẽ, mến thương.
Các sắc màu trong tranh tương trợ lẫn nhau, làm nên quang cảnh hài
hòa và khiến hình ảnh người mẹ trở nên nổi bật, làn da của các nhân vật
cũng rất giàu sức sống. Hình ảnh ba mẹ con trong tranh quá đỗi hòa hợp
và toát lên niềm vui thuần khiết, giản dị, đầy ấm cúng.
Trong sự nghiệp của mình, bà Lê Thị Lựu không sáng tác nhiều và hiếm
khi nào vẽ một bức tranh lụa kích thước lớn như thế, nên tác phẩm này đã
khiến các nhà sưu tập rất quan tâm và trả giá cao.
Bức "Làm dáng" của họa sĩ Mai Trung Thứ
Bức "Làm dáng" của họa sĩ Mai Trung Thứ được nhà đấu
giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa qua, đạt mức giá 4.410.000
đô la Hồng Kông (tương đương hơn 13 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa có kích
thước 45,5 x 59,5cm được thực hiện vào năm 1966. Mức giá ước đoán ban
đầu của tác phẩm này được Sotheby đưa ra ở mức 1,4 tới 2,5 triệu đô la
Hồng Kông.
Bức họa đặc tả hai người phụ nữ đang chiêm ngưỡng vòng cổ của nhau.
Thực tế, tác phẩm này họa theo những bức họa cổ điển nổi tiếng của hội
họa Pháp khắc họa nữ quý tộc Gabrielle d'Estrés và người em gái của
mình. Từ những nhân vật và câu chuyện của giới quý tộc Châu Âu, họa sĩ
Mai Trung Thứ đã có những biến đổi ngoạn mục để tạo nên một bức tranh
đẹp khắc họa hai cô gái Việt.
Bích Ngọc Theo Sotheby
Danh họa Việt có tranh vượt ngưỡng 3 triệu USD: Kỷ lục vẫn chưa thể xô đổ
Tối 24/5, 4 tác
phẩm của 3 danh họa Việt đã được rao bán bởi nhà đấu giá Christie Hồng
Kông, gồm có tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Phan Chánh.
Cuộc đấu giá "20th and 21st Century Art
Evening Sale" do nhà đấu giá Christie Hồng Kông tiến hành khá thu hút sự
quan tâm của người yêu hội họa Việt Nam, bởi có tới 4 tác phẩm của 3
danh họa Việt được đem ra rao bán.
Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Phan Chánh là những danh họa hàng đầu
trong nền hội họa hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của họ đều đã xuất hiện
trong top các bức tranh đắt giá nhất của hội họa Việt từng được đem rao
bán đấu giá công khai trên thị trường quốc tế.
Đầu năm 2021 này, đã có nhiều tác phẩm hội họa được thực hiện bởi các
danh họa Việt Nam được đem ra rao bán đấu giá trên thị trường quốc tế.
Tại cuộc đấu giá "Beyond Legends: Modern Art Evening Sale" do nhà đấu
giá Sotheby Hồng Kông tổ chức vào ngày 18/4 vừa qua, 8 bức tranh của
các danh họa Việt đã được đưa ra đấu giá và đều đạt những mức giá cao
hơn kỳ vọng, thậm chí xác lập kỷ lục.
Gây sửng sốt nhất khi ấy là bức "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ
Mai Trung Thứ (1906 - 1980). Tác phẩm đạt mức giá 24.375.000 đô la Hồng
Kông (tương đương hơn 3,1 triệu USD, tức gần 72,5 tỷ đồng). Đây hiện
được xem là mức giá cao kỷ lục trả cho một tác phẩm được thực hiện bởi
một họa sĩ người Việt.
Tại cuộc đấu giá "20th and 21st Century Art Evening Sale" do nhà đấu
giá Christie Hồng Kông tổ chức vào tối ngày 24/5, lần lượt 4 tác phẩm
của 3 danh họa Việt Nam đã được đưa ra rao bán...
Bức "Thiếu nữ choàng khăn".
Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ (1907-2001) đã đạt mức giá 8.650.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 1,1 triệu USD; hay 25,6 tỷ đồng).
Trước đó, tác phẩm có mức giá ước đoán do nhà đấu giá Christie Hồng
Kông đưa ra ở mức 6,8 tới 8,8 triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ
875.000 USD tới 1,1 triệu USD, hay từ 20 tới 26 tỷ đồng). Tác phẩm tranh
lụa có kích thước 59.5 x 48.5 cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938.
Năm 1938 là một năm đỉnh cao trong sáng tạo hội họa của Lê Phổ. Thời
điểm này là lần thứ 2 ông quay trở lại Paris, sau lần đầu lưu lại hồi
đầu thập niên 1930.
Những chuyến du hành tới nhiều nước Châu Âu, Châu Á trong giai đoạn
trước đó đã đưa lại cho ông những trải nghiệm giá trị, với những tương
tác thực tế với giới hội họa phương Đông và phương Tây, đặc biệt là giới
họa sĩ tại Việt Nam và Pháp. Chính những cuộc tiếp xúc này đã truyền
cảm hứng và để lại dấu ấn trong các tác phẩm của ông, từ cảm hứng sáng
tạo tới kỹ thuật vẽ tranh.
Hình ảnh người phụ nữ Việt và chiếc khăn choàng là một hình ảnh trở
đi trở lại trong tranh Lê Phổ, đó là nguồn cảm hứng bất tận của ông.
Những ký ức về quê hương đưa lại cho ông những cảm hứng riêng độc đáo.
không thể nào thay thế trong các tác phẩm hội họa.
Qua các bức họa của mình, Lê Phổ thể hiện rõ niềm nhớ thương quê
hương và nguồn cảm hứng bất tận xung quanh hình ảnh người phụ nữ Việt.
Nhà đấu giá Christie Hồng Kông nhận định rằng bức "Thiếu nữ choàng
khăn" là một tác phẩm xuất sắc của Lê Phổ với những nét riêng trứ danh
thường xuất hiện trong tranh ông. Niềm thương nhớ quê hương được Lê Phổ
thể hiện qua cách ông khắc họa rất chính xác các loại cây cỏ, thực vật
đặc trưng của quê nhà dù đang ở đất Pháp.
Cách khắc họa cô gái trong tranh tựa như một đóa hoa vươn lên từ
những cây lá xung quanh. Xúc cảm của người phụ nữ được đặc tả qua đôi
tay tựa trên hàng rào gỗ, một đôi tay bày tỏ nhiều nét tư lự của nội tâm
hay là chính nỗi nhớ thương quê nhà của họa sĩ.
Gương mặt cô gái nhiều hoài niệm, giàu xúc cảm, dáng điệu nhiều tâm
tư, cô gái không chạm vào cây lá mà khẽ buộc lại nút thắt của chiếc
khăn, tất cả động tác đều đậm tâm tư.
Giới chuyên môn tin rằng Lê Phổ thường khắc họa người phụ nữ Việt
nhưng ông lồng ghép tâm tư của mình vào nhân vật, tranh của Lê Phổ chứa
nhiều ý tứ, tâm tư của tác giả. Trong tranh của ông, người phụ nữ luôn
đẹp trang nhã, thuần khiết, chân thành. Ông luôn khắc họa những hình
dung đẹp nhất về người phụ nữ Việt, để qua đó thể hiện niềm yêu mến,
lòng ngưỡng mộ của chính mình.
Bức "Chiếc bát xanh".
Bức "Chiếc bát xanh" của danh họa Lê Phổ đã đạt mức giá 2.750.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 354.000 USD; hay 8,1 tỷ đồng).
Trước đó, tác phẩm được ước đoán đạt mức giá từ 1,6 tới 2,6 triệu đô
la Hồng Kông (tương đương từ 206.000 USD tới 335.0000 USD, hay từ 4,7
đến 7,7 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước 75 x 44.5 cm, được thực
hiện vào năm 1930.
Đây là bức họa được Lê Phổ thực hiện trong năm ông tốt nghiệp trường
Mỹ thuật Đông Dương. Lúc này, tên tuổi của ông đã được giới hội họa
trong nước biết đến, tác phẩm của ông được đem trưng bày tại Pháp và gây
tiếng vang.
Bức "Mona Lisa".
Bức "Mona Lisa" của danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980) đã đạt mức giá 5.625.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 724.000 USD; hay 16,7 tỷ đồng).
Trước đó, tác phẩm có mức giá ước đoán từ 2,5 tới 3,5 triệu đô la
Hồng Kông (tương đương từ 322.000 USD tới 450.000 USD, tức từ 7,4 đến
10,3 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước 53.5 x 37.5 cm, được thực
hiện hồi năm 1974.
Có thể hiểu rằng họa sĩ đã tới chiêm ngưỡng trực tiếp bức "Mona Lisa"
của danh họa Leonardo da Vinci tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, trong
quãng thời gian nhiều thập kỷ ông định cư tại đây. Sau cùng, ông quyết
định thực hiện một phiên bản "Mona Lisa" theo phong cách của riêng mình.
Tại thời điểm thực hiện bức họa, họa sĩ 68 tuổi và đang ở đỉnh cao
trong sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Tên tuổi của Mai Trung Thứ trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những
tác phẩm tranh lụa khắc họa phụ nữ, trẻ em, phong cảnh và cuộc sống
thường nhật của đất nước - con người Việt Nam, với những góc nhìn mang
đậm hồn Việt.
Về cơ bản, dáng ngồi của nhân vật trong tranh Mai Trung Thứ và trong
tác phẩm nguyên gốc của Da Vinci là khá giống nhau, nhưng người phụ nữ
trong tranh Mai Trung Thứ nhỏ nhắn hơn, vóc người thon gọn hơn và phản
ánh vẻ đẹp của phụ nữ Việt.
Gương mặt của người đẹp Việt cũng bớt đi vẻ bí ẩn và tăng thêm nét
mềm mại. Bàn tay nhân vật được quan tâm khắc họa rất mềm mại và thoải
mái. Mai Trung Thứ tái hiện dáng dấp của nàng Mona Lisa một cách khá
tương đồng.
Trong khi tấm khăn trùm đầu được khắc họa rất nhẹ nhàng trong tác
phẩm của Da Vinci, họa sĩ Mai Trung Thứ khắc họa tấm khăn trùm rất rõ
rệt trong tác phẩm của mình, người đẹp trong tranh ông mặc một chiếc áo
dài.
Phía sau người phụ nữ là một lan can đậm chất phương Đông, phong cảnh
khắc họa ở hậu cảnh lấy cảm hứng từ vịnh Hạ Long, một danh thắng nổi
tiếng của Việt Nam.
Qua bức họa này có thể hiểu rằng Mai Trung Thứ muốn bày tỏ lòng
ngưỡng mộ dành cho Leonardo da Vinci, ông coi mình là một học trò của vị
danh họa nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng.
Mai Trung Thứ đã rất nỗ lực để đạt tới một sự tương đồng ở mức độ
nhất định, dù đương nhiên sẽ có những điều không thể tái hiện lại được,
chẳng hạn như nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa trong bức tranh gốc hay
kỹ thuật hòa màu tạo ảo giác mà Da Vinci từng sử dụng.
Bức "Thợ nhuộm".
Bức "Thợ nhuộm" của danh họa Nguyễn Phan Chánh
(1892-1984) đã đạt mức giá 4.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn
563.000 USD; hay gần 13 tỷ đồng).
Trước đó, tác phẩm đã có mức giá ước đoán từ 2 tới 3 triệu đô la Hồng
Kông (tương đương từ 257.000 USD tới 386.000 USD, tức từ 5,9 tới 8,9 tỷ
đồng). Tác phẩm tranh lụa được thực hiện vào năm 1931, có kích thước
60.5 x 88 cm.
Bức họa đặc tả cảnh quần áo được đem ra nhuộm lại để chuẩn bị đón
Tết. Một nét đời sống xưa cũ được khắc họa trong tranh. Đây là một tác
phẩm giàu hoài niệm, những người phụ nữ trong tranh mặc áo nâu, quần
đen, đội khăn đen, đi chân đất...
Khắc họa của Nguyễn Phan Chánh luôn chân thực, mộc mạc. Người phụ nữ
trong tranh ông đối lập với những người phụ nữ quý phái, thanh cao xuất
hiện trong tranh của hai họa sĩ cùng thời là Lê Phổ và Mai Trung Thứ.
Tác phẩm "Thợ nhuộm" của Nguyễn Phan Chánh mang những nét đặc trưng
trong phong cách hội họa của riêng ông, đồng thời là những ký ức, xúc
cảm khó quên về một tuổi thơ nghèo khó mà ông từng trải qua.
Nguyễn Phan Chánh là một cá tính độc đáo trong thế hệ họa sĩ đầu tiên
tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương, nếu tìm về xuất thân của ông,
người xem sẽ hiểu được thêm rất nhiều về tác phẩm của ông.
Nguyễn Phan Chánh sinh ra trong một làng quê nghèo ở Hà Tĩnh, tuổi
thơ và những ký ức nghèo khó đưa lại cho ông cách nhìn nhận và tiếp cận
khác khi bước vào thế giới
hội họa. Ông luôn theo đuổi vẻ đẹp của sự giản đơn trong hội họa, ông
thích sử dụng nghệ thuật "chiaroscuro" (phối hợp màu sáng - tối) trong
các tác phẩm của mình.
Bức tranh "Thợ nhuộm" khắc họa một nếp sống thôn quê, mộc mạc. Màu
đen được sử dụng khá nhiều trong tranh, đó là màu khăn, màu quần, màu
nước nhuộm bên trong chậu và một ít màu vương vãi ở bên ngoài.
Những dòng thư pháp xuất hiện trong tranh thể hiện nét tư duy thẩm mỹ
của họa sĩ. Trong tranh có đề một bài thơ, đại ý nói về thời điểm cuối
đông, đầu xuân, tiết trời và cảnh vật sắp đổi khác, đó cũng là lúc người
ta chuẩn bị quần áo đón Tết.
Qua phong cách hội họa của Nguyễn Phan Chánh có thể thấy quan niệm
của ông về thế giới quanh mình, ông không coi những điều xưa cũ là lỗi
thời, lạc hậu, thậm chí, ông không hề có ý định đi tìm những cái mới mẻ,
hiện đại, hào nhoáng, bóng bẩy để đưa vào tranh mình.
Nguyễn Phan Chánh luôn tìm về quá khứ, tìm về với những gì chân quê,
xưa cũ. Đối với ông, không gì thay thế được những hình ảnh thôn quê dung
dị, mộc mạc ấy. Ông chỉ "một mực" khắc họa đời sống dung dị trong tranh
mình.
Bích Ngọc Theo Christie/Sotheby
Hai người phụ nữ mặc áo dài xanh "đắt giá" nhất của hội họa Việt Nam
Thêm một siêu phẩm của Mai Trung Thứ vừa đạt mức giá ấn
tượng. Hiện tại, đứng đầu top siêu phẩm hội họa Việt đắt giá nhất trên
thị trường đấu giá quốc tế là hai tác phẩm của Mai Trung Thứ.
Chiều 14/12, phiên đấu giá "Mapping Modernities" (Phác họa những nét hiện đại) đã được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông tiến hành.
Trong cuộc đấu giá có 4 bức họa của danh họa Mai Trung Thứ (1906 -
1980) được đem ra rao bán. Sau kỷ lục về giá mà bức "Chân dung Madam
Phương" của danh họa Mai Trung Thứ từng xác lập trong năm nay, nhà đấu
giá Sotheby Hồng Kông tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng khi giới thiệu loạt 4
tác phẩm của vị danh họa này.
Các tác phẩm này được thực hiện trong nhiều thời kỳ khác nhau, từ
giai đoạn khởi đầu trong sự nghiệp của ông hồi đầu thập niên 1930, cho
tới những năm tháng cuối cùng của ông trong sự nghiệp hội họa hồi thập
niên 1970.
Những bức tranh này vốn nằm trong một bộ sưu tập tranh tư nhân ở Châu
Âu, người chủ của bộ sưu tập vốn có mối quan hệ thân tình với gia đình
của danh họa Mai Trung Thứ. Cả 4 bức tranh đều được nhà sưu tầm mua hồi
thập niên 1990 một cách trực tiếp từ gia đình của danh họa Mai Trung
Thứ.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh sơn dầu "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" được thực hiện hồi năm 1937 (Ảnh: Sotheby).
Trong đó, tác phẩm sơn dầu "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" được
Mai Trung Thứ thực hiện hồi năm 1937 nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.
Tác phẩm có kích thước 98 x 71 cm. Mức giá ước đoán mà nhà đấu giá đưa
ra cho tác phẩm dao động trong khoảng từ 5 triệu - 7 triệu đô la Hồng
Kông (tương đương từ 14,6 tỷ đồng - 20,5 tỷ đồng).
Mức giá mà tác phẩm thực sự đạt được đã vượt qua dự đoán của Sotheby,
đạt tới 12.275.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 36 tỷ đồng). Mức
giá này khiến tác phẩm ngay lập tức đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp
hạng siêu phẩm hội họa Việt đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc
tế. Bức đắt giá đầu bảng hiện nay vẫn là "Chân dung Madam Phương" của
danh họa Mai Trung Thứ.
Những bức tranh sơn dầu được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện trong
giai đoạn đầu của sự nghiệp rất hiếm có, cho tới nay ước tính chỉ có
khoảng 7 bức từng xuất hiện tại các cuộc đấu giá.
Bức "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" còn gợi nhắc về bức "Chân
dung Madam Phương". Nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông đánh giá hai bức tranh
có nhiều nét tương đồng từ chất liệu thực hiện, cho tới phần hình ảnh.
Trong cả hai bức tranh, hai người phụ nữ đều mặc áo dài màu xanh.
Danh họa rất yêu thích hình ảnh chiếc áo dài màu xanh, có ít nhất 5
tác phẩm của ông trong giai đoạn này có khắc họa hình ảnh chiếc áo dài
xanh.
Dù vậy, danh tính của người phụ nữ xuất hiện trong bức "Người phụ nữ
đội nón đứng bên sông" không được biết đến. Người ta chỉ biết rằng danh
họa đã khắc họa một người đẹp mà ông đã gặp trong quãng thời gian ông
lưu lại Huế.
3 tác phẩm còn lại cùng xuất hiện trong cuộc đấu giá
"Mapping Modernities" cũng đều có mức giá vượt cao hơn ước đoán ban đầu
của nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông:
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh lụa "Giai điệu" được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện hồi
năm 1966. Tác phẩm có kích thước 36,5 x 79,5 cm. Tác phẩm có mức giá ước
đoán từ 1,2 triệu - 1,8 triệu đô la Hồng Kông, tại phiên đấu giá, tác
phẩm đạt mức 4.032.000 đô la Hồng Kông (tương đương 11,8 tỷ đồng) (Ảnh:
Sotheby).
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh lụa "Cô gái đang nằm" được Mai Trung Thứ thực hiện hồi năm
1964, tranh có kích thước 23 x 36 cm. Nhà đấu giá ước đoán mức giá trả
cho tác phẩm dao động trong khoảng từ 800.000 - 1,5 triệu đô la Hồng
Kông, tại phiên đấu giá, tác phẩm đạt mức 1.953.000 đô la Hồng Kông
(tương đương 5,7 tỷ đồng) (Ảnh: Sotheby).
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh lụa "Tĩnh vật" được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện hồi
năm 1970. Tác phẩm có kích thước 22 x 36,5 cm. Tác phẩm được nhà đấu giá
ước tính có giá dao động trong khoảng từ 420.000 tới 650.000 đô la Hồng
Kông, tại phiên đấu giá, tác phẩm đạt mức 1.134.000 đô la Hồng Kông
(tương đương 3,3 tỷ đồng) (Ảnh: Sotheby).
Cùng nhìn lại top 14 siêu phẩm hội họa Việt đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc tế:
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Chân dung Madam Phương" của danh họa Mai Trung Thứ (1906 - 1980)
được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 năm nay, đạt mức
giá 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 72,5 tỷ đồng). Bức tranh
sơn dầu kích thước 135,5 x 80cm được thực hiện vào năm 1930.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" của danh họa Mai Trung Thứ
được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 14/12, đạt mức giá
12.275.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 36 tỷ đồng). Bức tranh sơn
dầu kích thước 98 x 71cm được thực hiện vào năm 1937.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Khỏa thân" của danh họa Lê Phổ (1907-2001) được nhà đấu giá
Christie Hồng Kông bán ra ngày 26/5/2019, đạt mức giá 10.925.000 đô la
Hồng Kông (tương đương 32,5 tỷ đồng). Bức tranh sơn dầu kích thước 90,5 x
180,5cm được thực hiện hồi năm 1931.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Tan mộng" của danh họa Tô Ngọc Vân (1906-1954) được nhà đấu giá
Christie Hồng Kông bán ra ngày 26/5/2019, đạt mức giá 9.125.000 đô la
Hồng Kông (tương đương hơn 27 tỷ đồng). Bức tranh lụa kích thước 92,5 x
57cm được thực hiện hồi năm 1932.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Đời sống gia đình" của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) được nhà đấu
giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 2/4/2017, đạt mức giá 9.100.000 đô la
Hồng Kông (tương đương hơn 27 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước 82 x
66cm được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1937-1939.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) được nhà đấu
giá Christie Hồng Kông bán ra ngày 24/5 vừa qua, đạt mức giá 8.650.000
đô la Hồng Kông (tương đương 25,6 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước
59.5 x 48.5 cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc Việt Nam" của họa sĩ
Phạm Hậu (1903 - 1995) được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày
18/4 vừa qua, đạt mức giá 8.040.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 24
tỷ đồng). Tác phẩm có kích thước 104,5 x 183cm được thực hiện trong thập
niên 1930.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Người phụ nữ bên các con" của họa sĩ Lê Thị Lựu (1911-1988) được
nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa qua, đạt mức giá
6.830.000 đô la Hồng Kông (tương đương 20,2 tỷ đồng). Tác phẩm có kích
thước 99 x 74cm được thực hiện vào thập niên 1960.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Em bé và chú chim" của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) được
nhà đấu giá Christie Hồng Kông bán ra ngày 27/5/2018, đạt mức giá
6.700.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 20 tỷ đồng). Tác phẩm tranh
lụa có kích thước 65 x 50cm được thực hiện năm 1931.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Nhìn từ đỉnh đồi" của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) được nhà đấu giá
Christie Hồng Kông bán ra ngày 22/11/2014, đạt mức giá 6.520.000 đô la
Hồng Kông (tương đương 19,3 tỷ đồng). Tác phẩm tranh sơn dầu có kích
thước 113 x 192cm được thực hiện năm 1937.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Cô gái làm thơ" của họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 - 1980) được nhà
đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa qua, đạt mức giá
6.225.000 đô la Hồng Kông (tương đương 18,5 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa
có kích thước 73 x 50,3cm được thực hiện hồi năm 1943.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh sơn mài "Dân làng" của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993)
được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 30/9/2018, đạt mức giá
6.120.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 18,2 tỷ đồng). Tác phẩm có
kích thước 99 x 198cm được thực hiện năm 1939.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Hai người phụ nữ ngắm bể cá vàng" của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001)
được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 vừa qua, đạt mức giá
5.983.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 17,7 tỷ đồng). Tác phẩm
tranh lụa có kích thước 69 x 53cm.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức "Gia đình" của họa sĩ Lê Phổ được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông
bán ra ngày 30/9/2018, đạt mức giá 5.880.000 đô la Hồng Kông (tương
đương 17,4 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa có kích thước 72 x 59,5cm được
thực hiện vào khoảng năm 1935-1940.
Bích Ngọc Theo Sotheby/Christie
Nhặt tranh từ bãi rác mang đi kiểm định, chuyên gia cảnh cáo: Bạn đứng vững tôi nói giá
TAMMY |
"Bạn đã đứng vững chưa? Bạn đứng vững thì tôi mới nói giá."
"Hoa Sơn Luận Kiểm" là chương trình kiểm định bảo vật
của đài truyền hình tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong một tập phát sóng
mùa Tết Nguyên Đán của chương trình này, một vị khách mời đến từ Nội
Mông Cổ đã mang bức tranh đặc biệt tới nhờ các chuyên gia kiểm định.
Bức tranh từ bãi rác
Vị
khách mời là chàng trai trẻ có tên Kiết Hằng Long. Anh Kiết khẳng định
bức tranh mình mang tới chương trình ngày hôm nay được anh nhặt từ bãi
rác gần nhà. Biết câu chuyện của mình khó tin, anh còn cẩn thận chụp lại
một bức ảnh bãi rác ngày anh nhặt được bức tranh.
Thì ra
ngày hôm ấy, anh Kiết đi làm về thì tình cờ nhìn thấy một bức ảnh cưới
cỡ lớn của gia đình nào đó đã bị vứt ra bãi rác. Xung quanh còn có tranh
ảnh các loại, đặc biệt nổi bật là cuộn tranh cổ này. Linh cảm cuộn
tranh có thể mang giá trị cao nên chàng trai đã nhặt nó mang về nhà.
Anh Kiết Hằng Long đã nhặt bức tranh từ bãi rác gần nhà. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm
Xem
xét kỹ tác phẩm này, chủ nhân bảo vật nhận ra ở góc phải tranh có con
dấu của họa sĩ Trần Bán Đinh. Trần Bán Đinh (1876 - 1970) vốn là danh
họa nổi tiếng trong giới nghệ thuật hiện đại Trung Quốc, dựa vào chi
tiết này, anh Kiết đã quyết tâm mang tranh đi kiểm định bảo vật xem giá
trị ra sao.
Theo anh bức tranh của mình nếu là hàng thật cũng đáng giá khoảng 20.000 NDT (tương đương 72 triệu đồng).
Giá trị tác phẩm
Các
chuyên gia hào hứng tiếp nhận bức tranh từ tay chủ nhân bảo vật. Nhóm
chuyên gia đồng tình rằng từ trước tới nay, chưa một lần giao dịch, hay
thẩm định nào của họ mà bảo vật được nhặt từ bãi rác cả.
Thường
thì những món đồ ở bãi rác người qua đường đều nghiễm nhiên cho là đồ
bỏ đi, nếu có tranh thì cũng là tranh giả, chứ ít ai cất công nhặt về
như chàng trai này.
Chàng
trai kỳ vọng bức tranh mình mang tới chương trình kiểm định bảo vật sẽ
có giá trị khoảng 20.000 NDT. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm
Bức
tranh này vẽ một bông hoa sen tương đối đơn giản. Đề khoản nằm ở góc
phải tranh bao gồm một đoạn thơ và con dấu của họa sĩ. Thơ đề hai câu
"sương lạnh sông không tối, khói họa nước đầu thu" mô tả cảnh đẹp khi
người họa sĩ ngắm hoa sen trong một chiều thu bình lặng.
Điểm
đáng chú ý ở tác phẩm này nằm ở kỹ thuật vẽ nét đơn (line drawing) được
sử dụng để tái hiện cành hoa sen. Đằng sau các nét vẽ đơn giản, ý vị là
khối màu ấn tượng, chuyển đậm nhạt hài hòa, đây chính là thủ thuật đối
lập mà tác giả đã chủ động ứng dụng.
Nếu chú ý nhìn vào
phần lá sen, người xem sẽ nhận ra lá sen trong tranh không hề có viền
nhưng khối màu vẫn trải tự nhiên, hòa hợp với bố cục.
Trong
giới hội họa, Trần Bán Đinh được biết tới với biệt tài vẽ cảnh sông
nước, nét bút của ông mềm mại, màu sắc pha trộn có độ "ướt", tác phẩm
trong kiểm định bảo vật lần này thực sự phù hợp với phong cách nghệ
thuật của ông.
Cận cảnh bức tranh trên sân khấu chương trình kiểm định bảo vật. Ảnh: Hoa Sơn Luận Kiểm
Anh
Kiết vô cùng hào hứng khi nghe được kết luận này. Anh mạnh dạn hỏi
chuyên gia giá trị bức tranh này ra sao, liệu có đạt đến 20.000 NDT
không.
Chuyên gia quả quyết: "Bạn đã đứng vững chưa? Bạn đứng vững thì tôi mới nói giá.
Tác phẩm này có giá trị không dưới 100.000 NDT đâu, tôi đưa ra giá mức giá tham khảo ở đây là 190.000 NDT (tương đương 680 triệu đồng)."
Chủ
nhân bảo vật như vỡ òa trong niềm vui sướng, anh cúi đầu cảm ơn chuyên
gia đã cho mình biết một tin mừng ngay trong dịp đầu xuân năm mới, có
nằm mơ anh cũng không dám nghĩ tới.
Việc nhặt được tiền
bạc, trang sức giá trị ở bãi rác vốn đã hiếm, việc nhặt được cả một tác
phẩm nghệ thuật bạc triệu như anh Kiết Hằng Long đây còn hiếm hơn.
Chuyên gia còn nói vui rằng khi nào có thời gian nhờ vị khách mời dẫn
chuyên gia tới bãi rác đó xem, nếu may mắn lại nhặt được thêm bảo vật
thì thật tốt!
Con rể mua tranh Từ Hi Thái hậu vẽ, mẹ vợ giận dữ đem đi kiểm định: Thế này cũng dám tặng!
TAMMY |
Trong mắt người mẹ vợ, tác phẩm này thực sự rất xấu xí, không thể nào là tranh của Từ Hi Thái hậu được. Thực hư ra sao?
Mua bán cổ vật vốn được coi là sân chơi của giới nhà
giàu Trung Quốc. Không chỉ có tài chính vững vàng, người chơi cổ ngoạn
còn phải sở hữu bề dày kiến thức và những mối quan hệ trong ngành mới có
cơ may mua được cổ vật thật.
Vậy nên trong nhiều
trường hợp, niềm đam mê sưu tầm đã vô tình trở thành nguyên nhân tan vỡ
của các gia đình do một thành viên bỏ số tiền khổng lồ ra mua đồ cổ giả.
Trong
tập phát sóng mới của chương trình "Kiểm định bảo vật", một người mẹ vợ
cũng mang bức tranh cổ lên sân khấu than phiền vì thói "tiêu tiền như
nước" của cậu con rể.
Người mẹ vợ tỏ ra vô cùng thất vọng với bức tranh mà anh con rể mua về. Ảnh: Kiểm định bảo vật
Bà
kể rẳng con rể mình tuy không làm ra tiền nhưng lại rất ham mê sưu tầm
cổ vật. Mới đây anh con rể còn lấy 200.000 NDT tiền sinh hoạt phí của
gia đình để mua một bức tranh được quảng cáo là "tranh Từ Hi Thái hậu vẽ" để tặng con gái bà.
Tuy
nhiên, mẹ vợ lại cảm thấy "không hiểu sao bức tranh này cũng đem tặng
được" vì trong mắt bà, tác phẩm này thực sự rất xấu xí, không thể nào là
tranh của Từ Hi Thái hậu. Có lẽ con rể bà đã bị lừa rồi!
Chuyên
gia thẩm định xem xét bức tranh một hồi lâu. Quả thực bên trên tác phẩm
này có tới 4 con dấu của Từ Hi Thái hậu nhưng người vẽ tranh lại không
hẳn là bà. Vậy thực hư ra sao?
Thực tế lịch sử ghi nhận
những bức tranh được cho là do Từ Hi Thái hậu vẽ thực chất đều có một
"họa sĩ ma" đứng sau. Người thực sự vẽ 90% những bức họa mà Từ Hi Thái
hậu đứng tên là nữ họa sĩ Mậu Gia Huệ. Bà giỏi vẽ hoa cỏ, lông chim,
được Từ Hi gọi là Mậu tiên sinh và thăng cho chức nữ quan tam phẩm.
Bức tranh có chiều dài 136cm, chiều rộng 67cm. Ảnh: Kiểm định bảo vật
Với
bức tranh trên sân khấu "Kiểm định bảo vật", những bông hoa được vẽ
tương đối thô ráp, phối màu rối mắt, màu sắc hoa mờ đục hơn phần màu của
những chi tiết khác.
Điều này cho thấy Từ Hi đã tự tay vẽ những bông hoa trước rồi để "họa sĩ ma" hoàn thiện nốt phần tranh còn lại.
Các
chuyên gia lịch sử từng tìm thấy quyển "Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh"
do Từ Hi chính tay chép năm 1904 trong Từ Cấm Thành. Tư liệu lịch sử này
cho thấy chữ viết của Từ Hi khá nguệch ngoạc, cẩu thả chứ không bay
bướm như trên bức tranh này. Vậy nên nhiều khả năng cả phần đề từ của
tranh cũng là do Mậu Gia Huệ viết thay Lão Phật gia.
Hai
bông hoa nằm ở chính giữa bức tranh được vẽ rất thô, màu sắc mờ nhòa.
Đây được cho là phần do Từ Hi Thái hậu tự vẽ. Ảnh: Kiểm định bảo vật
Khi
được hỏi về mức giá tham khảo, các chuyên gia đấu giá trong chương
trình đưa ra mức giá khá thấp. Nhiều chủ tiệm đồ cổ chỉ ra giá 90.000
NDT, 180.000 NDT vì đây là bức tranh thiếu tính thẩm mỹ. Điều này khiến
bác gái tỏ ra vô cùng thất vọng.
Tuy nhiên, các chuyên
gia kiểm định lại cho rằng tác phẩm này là một tư liệu lịch sử của Từ Hi
Thái hậu nên việc lúc này vẽ đẹp hay vẽ xấu không quá quan trọng.
Chuyên gia định giá bức tranh này ở mức 30.000 NDT và đảm bảo giá trị
tác phẩm sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Thêm một bức tranh của danh hoạ Mai Trung Thứ được bán với giá 1,5 triệu USD
Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông" của danh hoạ Mai Trung Thứ
đã được bán 1,5 triệu USD trong phiên đấu giá ngày 14/12 tại nhà đấu
giá Sotheby's Hong Kong (Trung Quốc).
Theo thông tin từ đại diện nhà đấu giá, bức tranh Phụ nữ đội nón lá bên sông
được Mai Trung Thứ vẽ năm 1937, từng thuộc sở hữu của gia đình hoạ sỹ
và đã được 1 nhà sưu tập mua lại để đưa vào Bộ sưu tập châu Âu. Khởi đầu
buổi đấu giá, bức tranh chỉ dự kiến bán được ở mức khoảng từ 650.000
USD đến 890.000 USD (bao gồm thuế). Tuy nhiên qua nhiều phiên trả giá,
bức tranh đã được nâng vượt con số 1 triệu USD và cuối cùng dừng ở mức
1,5 triệu. Đây là số tiền được trả cao thứ nhì cho một bức tranh Việt.
Bức tranh "Phụ nữ đội nón lá bên sông" của Mai Trung Thứ - ảnh Nhà đấu giá SOTHEBY'S
Kỷ lục cao nhất hiện thuộc về bức tranh Chân dung cô Phương (Portrait of Mademoiselle Phuong) cũng của danh hoạ Mai Trung Thứ đã được bán với giá 3,1 triệu USD vào tháng 4 năm nay.
Ngoài ra, Mai Trung Thứ còn có bức tranh Người phụ nữ chơi đàn nguyệt (Lady playing a Nguyet Cam) được bán với giá 1 triệu USD vào cuối tháng 11 năm nay.
Bức "Chân dung cô Phương" hiện đang giữ kỷ lục với mức giá 3,1 triệu USD (Ảnh TL)
Trong phiên đấu giá ngày 14/12 này, ngoài bức Phụ nữ đội nón lá bên sông, Mai Trung Thứ còn có 3 bức tranh khác được bán với giá cao là bức Tĩnh vật được bán với giá trên 145.000 USD, Người phụ nữ trẻ nằm xuống được bán với giá trên 250.000 USD và Làn điệu bán với giá trên 516.000 USD.
Được
biết Mai Trung Thứ (1906- 1980) là hoạ sỹ thuộc thế hệ đầu tiên của
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông nổi tiếng bởi những đề tài về
phụ nữ, trẻ em, cuộc sống bình dị thường ngày và luôn mang đậm màu sắc
của văn hoá Á Đông.
Phần lớn cuộc
đời ông sinh sống, làm việc tại Pháp. Cùng với những danh hoạ như Vũ Cao
Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ đã được giới phê bình hội hoạ
gọi là nhóm "tứ kiệt trời Âu" của nền hội họa Việt Nam (Phổ - Thứ - Lựu –
Đàm).
Trọng Thịnh
Chiếc bình đồng hình con cú có niên đại 3.500 năm đạt mức giá 35 tỷ đồng
Một chiếc bình
đựng rượu bằng đồng hình con cú có niên đại 3.500 năm vừa được bán ra
tại một cuộc đấu giá ở Hong Kong. Chiếc bình từng thuộc về giới quý tộc
nhà Thương tại Trung Quốc.
Một chiếc bình đựng rượu bằng đồng hình con cú có niên đại 3.500 năm
vừa được bán ra tại một cuộc đấu giá ở Hong Kong. Chiếc bình từng thuộc
về giới quý tộc nhà Thương tại Trung Quốc (Ảnh: SCMP).
Các chuyên gia tin rằng chiếc bình này từng được những quý tộc thời nhà Thương sử dụng trong những sự kiện
quan trọng. Đây là một món cổ vật hiếm có với niên đại lên tới 3.500
năm. Vào thứ 4 vừa qua, chiếc bình đồng đã được bán ra tại một cuộc đấu
giá tại Hong Kong với mức giá lên tới 1,52 triệu USD (tương đương 35 tỷ
đồng).
Cận cảnh những chi tiết được tạc trên bình (Ảnh: SCMP).
Những món đồ thủ công mỹ nghệ được tạc theo hình dáng của những loài
động vật là rất thường thấy trong các cổ vật có từ thời nhà Thương. Hình
ảnh con cú vốn được phản ánh từ lâu trong nghệ thuật tại Trung Quốc,
đặc biệt dưới thời nhà Thương, hình ảnh con cú được khắc họa rất nhiều
trên các món đồ thủ công mỹ nghệ.
Thời này, người ta quan niệm rằng loài cú đại diện cho những vị thần
của màn đêm và là một sứ giả truyền tin giữa con người và thế giới linh
hồn.
Bích Ngọc Theo SCMP
Rưng rưng nước mắt trong tranh
Họa sĩ Lê Sa Long đang tác nghiệp trong xưởng vẽ
Thầy giáo-họa sĩ Lê Sa Long vẽ hàng trăm bức tranh về đại dịch
COVID-19. Nhiều tác phẩm trong số đó tái hiện, khắc họa những hy sinh,
mất mát bởi dịch bệnh gây xúc động lòng người.
Mỗi
bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long đều gắn liền với sự kiện, nhân vật và
câu chuyện cụ thể ngoài đời sống nên rất đỗi chân thực khiến người xem
không khỏi rưng rưng. Người họa sĩ chia sẻ, nhiều câu chuyện thương tâm
đã ám ảnh, khiến anh rơi nước mắt khi cầm cọ.
Lê Sa Long cho
biết, bộ tranh Sài Gòn trong những ngày giãn cách của anh với gần 80 bức
sắp được ra mắt công chúng trong những ngày gần đây. “Khi xem lại các
bức tranh, như nhật ký, tôi vẫn không thôi xúc động vì đôi mắt những
người trong hình thao thiết lắm; cứ như muốn gửi gắm lại cho tôi và
nhiều thế hệ sau nữa, những câu chuyện bi thương mà nghĩa tình trong
những ngày cơn bão COVID-19 tràn qua thành phố. Tôi bần thần khá lâu
trước những tranh vẽ, những câu chuyện về người mẹ và những em bé…”.
Những bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long
Kỷ
vật của mẹ là một trong những bức tranh khiến người họa sĩ bần thần.
Ngày 23/9, gần 500 túi đồ của bệnh nhân mất vì COVID-19 đã được các nhân
viên y tế Bệnh viện dã chiến số 16 trao lại cho người thân. Bức tranh
tái hiện khung cảnh trao nhận kỷ vật trên nền câu chuyện của người thân
các nạn nhân đã mất vì COVID-19. Ngày 21/8 vợ anh Trương qua đời. Anh
Trương (quận 1) ôm con thơ đến nhận lại kỷ vật của vợ và nghẹn ngào:
“Tôi không nghĩ vợ mình sẽ mất. Đêm hôm trước bà xã gọi điện về cho tôi,
hôm sau bệnh viện báo vợ tôi đã mất. Trong tất cả đồ đạc bà xã để lại,
cái quý giá nhất là chiếc điện thoại, bởi trong đó có rất nhiều hình ảnh
gia đình”. Anh L (ở quận 10) là một thanh niên đã úp mặt vào túi xách
của người cha để lại, nức nở: “Tôi đã làm ba tôi khổ nhiều, muốn nói lời
xin lỗi ông mà chần chừ mãi không dám nói, giờ ông ra đi đột ngột và
tôi đã bỏ lỡ cơ hội…”.
Họa
sĩ Lê Sa Long hiện là giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM. Anh chia sẻ,
từng là người lính và chứng kiến đồng đội qua đời, nhưng chưa bao giờ
anh thấy người mất nhiều như thời gian qua. Sáng dậy mở facebook là thấy
tin báo người thân quen qua đời, nhà anh lại rất gần bệnh viện nên luôn
thấy xe cứu thương và những điều đó gây cho anh nỗi ám ảnh.
Một
khung cảnh trao-nhận khác cũng khiến người xem tranh Lê Sa Long không
khỏi rơi lệ. Bức tranh Đón Ngoại về nhà được hình thành từ câu chuyện về
gia đình có 4 người của một nữ nhà giáo tại TPHCM. Cuối tháng 7/2021,
nữ nhà giáo và người mẹ dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa vào bệnh
viện. Do tuổi cao, sức yếu, cụ bà-người mẹ của nữ nhà giáo-đã không qua
khỏi. Thi hài của cụ được đưa đi hỏa táng và sau đó tro cốt được các anh
bộ đội đưa về gia đình. Hai chị em Hoàng Hoa đã đón bà ngoại trở về
trong buồn đau vô tận và nước mắt không ngừng tuôn rơi. Hoàng Hoa vừa
tròn 18 tuổi và bước vào ngưỡng cửa của một trường đại học y khoa. Cô
tân sinh viên hứa trước vong linh Ngoại: “Con sẽ ráng học để trở thành
bác sĩ giỏi như tâm nguyện của ngoại, để chữa lành hết vết thương cho bà
con mình!”.
Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm!
Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm!
Dịch
COVID-19 thời gian qua làm cho trên 1.500 trẻ em ở TPHCM mồ côi, mất
cha hoặc mẹ, thậm chí mất cả hai khiến đau thương và khó khăn chồng chất
trên đường đời. Những bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long về tuổi thơ vì
thế cứ rưng rưng. Họa sĩ Lê Sa Long kể về câu chuyện của người học trò
cũ, hiện là giáo viên Mỹ thuật ở Bà Rịa. Một ngày, người học trò báo tin
vợ mất trong tiếng khóc nức nở: “Vợ em đi nhanh quá thầy ơi! Chỉ vào
viện mới có 2 ngày. Tin nhắn cuối cùng của vợ “Anh ơi, nuôi con dùm em”,
rồi ra đi... Giờ em phải làm sao khi hai con em còn nhỏ dại. Ước gì em
đi thay cô ấy…”
“Tôi lặng người, khi nghĩ về sự khốc liệt của
dịch bệnh”, họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ. Anh cho biết, hai đứa con gái của
người học trò rất xinh và ngoan. Một cháu học lớp 2, một mẫu giáo. Năm
ngoái, vợ chồng em đưa hai cháu lên Sài Gòn dự lễ Vu lan ở chùa Pháp Hoa
cùng vợ chồng anh. Nhìn những thiện nam tín nữ đi lễ Phật trên áo có
đeo hoa hồng, cháu bé luôn miệng hỏi: “Mẹ ơi sao có cô đeo hoa hồng đỏ,
có cô đeo hoa hồng trắng, hay màu hồng vậy?”. Mẹ bé từ tốn giải thích
cho con hiểu và dạy con phải biết trân quý dành tình cảm nhiều hơn nữa
đối với các đấng sinh thành.
Cơn bão COVID-19 đã kéo mẹ của bé
ra khỏi hơi ấm gia đình, vĩnh viễn rời xa ba cha con. Những sắc màu hạnh
phúc của gia đình người học trò trở nên tím tái. Trên ngực cả hai bé,
mùa Vu Làn này cài cánh hoa màu hồng và những giọt nước mắt sẽ lăn xuống
đôi má bầu bĩnh, và em sẽ nhớ nhiều, rất nhiều về người mẹ đã khuất. Và
bức tranh Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm ra đời trong nỗi đau ấy.
ĐẠI DƯƠNG
Đấu giá bức "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" của Mai Trung Thứ
Bức "Người phụ
nữ đội nón đứng bên sông" gợi nhắc lại bức "Chân dung Madam Phương" -
tác phẩm đang giữ kỷ lục về giá trả cho một tác phẩm của mỹ thuật Việt
tại một cuộc đấu giá.
Vào ngày 14/12 tới đây, cuộc đấu giá
"Mapping Modernities" (Phác họa những nét hiện đại) sẽ được nhà đấu giá
Sotheby Hồng Kông tiến hành.
Trong cuộc đấu giá sẽ có 4 bức họa của danh họa Mai Trung Thứ (1906 -
1980) được đem ra rao bán. Sau kỷ lục về giá mà bức "Chân dung Madam
Phương" của danh họa Mai Trung Thứ từng xác lập trong năm nay, nhà đấu
giá Sotheby Hồng Kông tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng khi giới thiệu loạt 4
tác phẩm của vị danh họa này.
Bức "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 - 1980)
được nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông bán ra ngày 18/4 năm nay, tác phẩm
đạt mức giá 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 72,5 tỷ đồng).
Bức tranh sơn dầu có kích thước 135,5 x 80cm được thực hiện vào năm 1930
(Ảnh: Sotheby).
Các tác phẩm này được thực hiện trong nhiều thời kỳ khác nhau, từ
giai đoạn khởi đầu trong sự nghiệp của ông hồi đầu thập niên 1930, cho
tới những năm tháng cuối cùng của ông trong sự nghiệp hội họa hồi thập
niên 1970.
Những bức tranh này vốn nằm trong một bộ sưu tập tranh tư nhân ở Châu
Âu, người chủ của bộ sưu tập vốn có mối quan hệ thân tình với gia đình
của danh họa Mai Trung Thứ. Cả 4 bức tranh đều được nhà sưu tầm mua hồi
thập niên 1990 một cách trực tiếp từ gia đình của danh họa Mai Trung
Thứ.
Hãy cùng chiêm ngưỡng 4 tác phẩm của danh họa Mai Trung Thứ sắp xuất hiện trên thị trường đấu giá:
Bức tranh sơn dầu "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" được thực hiện hồi năm 1937 (Ảnh: Sotheby).
Bức tranh sơn dầu "Người phụ nữ đội nón đứng bên sông" được thực hiện
hồi năm 1937. Tác phẩm có kích thước 98 x 71 cm. Mức giá ước đoán mà
nhà đấu giá đưa ra cho tác phẩm dao động trong khoảng từ 5 triệu - 7
triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ 14,6 tỷ đồng - 20,5 tỷ đồng).
Những bức tranh sơn dầu được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện trong
giai đoạn đầu của sự nghiệp rất hiếm có, cho tới nay ước tính chỉ có
khoảng 7 bức từng xuất hiện tại các cuộc đấu giá. Bức họa này còn gợi
nhắc về bức "Chân dung Madam Phương" - tác phẩm đang giữ kỷ lục về giá
trả cho một tác phẩm mỹ thuật được thực hiện bởi một họa sĩ người Việt
tại cuộc đấu giá.
Nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông đánh giá bức "Người phụ nữ đội nón đứng
bên sông" có nhiều nét tương đồng với bức "Chân dung Madam Phương" từ
chất liệu thực hiện, cho tới phần hình ảnh. Trong cả hai bức tranh, hai
người phụ nữ đều mặc áo dài màu xanh.
Danh họa rất yêu thích hình ảnh chiếc áo dài màu xanh, có ít nhất 5
tác phẩm của ông trong giai đoạn này có khắc họa hình ảnh chiếc áo dài
xanh.
Dù vậy, danh tính của người phụ nữ xuất hiện trong bức "Người phụ nữ
đội nón đứng bên sông" không được biết đến. Người ta chỉ biết rằng họa
sĩ khắc họa một người đẹp mà ông đã gặp trong quãng thời gian ông lưu
lại Huế.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh lụa "Giai điệu" được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện hồi
năm 1966. Tác phẩm có kích thước 36,5 x 79,5 cm. Tác phẩm có mức giá ước
đoán từ 1,2 triệu - 1,8 triệu đô la Hồng Kông (Ảnh: Sotheby).
Bức tranh lụa "Cô gái đang nằm" được Mai Trung Thứ thực hiện hồi năm
1964, tranh có kích thước 23 x 36 cm. Nhà đấu giá ước đoán mức giá trả
cho tác phẩm dao động trong khoảng từ 800.000 - 1,5 triệu đô la Hồng
Kông (Ảnh: Sotheby).
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tranh lụa "Tĩnh vật" được danh họa Mai Trung Thứ thực hiện hồi
năm 1970. Tác phẩm có kích thước 22 x 36,5 cm. Tác phẩm được nhà đấu giá
ước tính có giá dao động trong khoảng từ 420.000 tới 650.000 đô la Hồng
Kông (Ảnh: Sotheby).
Bích Ngọc Theo Sotheby
Tranh sơn mài trong bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại có giá 28 tỷ đồng
Chi tiết khiến bức tranh sơn mài nhận được nhiều sự chú ý
chính là bởi tác phẩm này từng nằm trong bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo
Đại.
Bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được thực hiện
bởi danh họa Phạm Hậu trong khoảng thời gian từ năm 1938 - 1945. Đây là
tác phẩm đạt mức giá cao nhất trong cuộc đấu giá "Nghệ thuật hiện đại và
đương đại của Đông Nam Á" do nhà đấu giá Bonhams Hồng Kông tổ chức vào
sáng thứ 7 (27/11) vừa qua.
Bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được thực hiện
bởi danh họa Phạm Hậu trong khoảng thời gian từ năm 1938 - 1945 (Ảnh:
Bonham's).
Trước phiên đấu giá, "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" đã là tác
phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nhất tại cuộc đấu giá. Chi tiết khiến
bức tranh sơn mài nhận được nhiều sự chú ý chính là bởi tác phẩm này
từng nằm trong bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại.
Bức tranh sơn mài này được đánh giá là hiếm có. Trước khi được đem ra
đấu giá tại Hồng Kông, tác phẩm đã có một thời gian ngắn lưu lại ở
Singapore để phục vụ hoạt động trưng bày trước triển lãm, tác phẩm rất
thu hút sự quan tâm của giới nghệ thuật tại đây.
Bức "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được thực hiện bởi bậc thầy về
tranh sơn mài của hội họa hiện đại Việt Nam - danh họa Phạm Hậu (1903 -
1995). Phạm Hậu cũng được đánh giá là một trong những họa sĩ xuất sắc
nhất của dòng tranh sơn mài tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương.
Tác phẩm từng thuộc bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại trước khi được
cựu hoàng Bảo Đại đem tặng cho nhà báo người Mỹ - ông Edgar Ansel Mowrer
(1892 - 1977) khi nhà báo này có dịp gặp trực tiếp cựu hoàng Bảo Đại
hồi năm 1951.
Ông Mowrer là một nhà báo có tiếng tại Mỹ lúc bấy giờ, ông đã mang
bức tranh sơn mài này về treo trong ngôi nhà của mình ở bang New
Hampshire, Mỹ. Sau đó, tác phẩm đã được thừa kế lại bởi con gái của ông
Mowrer cho tới khi tác phẩm được đem rao bán đấu giá mới đây.
Hồi tháng 4 năm nay, bức tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền bắc
Việt Nam" (kích thước 104,5 x 183cm) được thực hiện bởi họa sĩ Phạm Hậu
hồi năm 1934 đã đạt mức giá 8.040.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần
24 tỷ đồng) tại phiên đấu giá do nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông tổ chức.
Trước phiên đấu giá, nhà đấu giá Bonhams đã đưa ra mức giá ước đoán
cho tác phẩm này vào khoảng 2,8 tới 3,8 triệu đô la Hồng Kông, nhưng mức
giá thực sự đạt được cao hơn thế nhiều, tác phẩm được trả giá 9.732.500
đô la Hồng Kông (tương đương 28,3 tỷ đồng).
Bức "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" cao một mét và rộng gần 2 mét,
đưa lại một góc nhìn toàn cảnh về vịnh Hạ Long. Tác phẩm còn có những
khắc họa tinh tế, tỉ mỉ về những thuyền đánh cá, những người dân chài
trên cái nền cảnh quan tuyệt mỹ.
Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp danh
họa Phạm Hậu, họa sĩ đã dùng những nguyên liệu đắt giá để sáng tác nên
tác phẩm này, như vàng và chu sa để tạo nên hai sắc đỏ - vàng ấn tượng
trong tranh.
Tác phẩm còn có những khắc họa tinh tế, tỉ mỉ về những thuyền đánh
cá, những người dân chài trên cái nền cảnh quan tuyệt mỹ (Ảnh:
Bonham's).
Tác phẩm được nhà đấu giá nhận định là một siêu phẩm được Phạm Hậu
thực hiện bằng niềm tự hào và tình yêu quê hương. Theo thông tin từ nhà
đấu giá, con trai của vị danh họa cho biết rằng lúc sinh thời, họa sĩ
Phạm Hậu thực hiện rất ít tác phẩm về vịnh Hạ Long. Đây là tác phẩm thứ 2
được biết tới trong sự nghiệp của ông khắc họa quang cảnh vịnh Hạ Long.
Tác phẩm được thực hiện với kích thước lớn, được lựa chọn cầu kỳ về
chất liệu với cách thức thực hiện công phu, tỉ mỉ. Đây cũng là một tác
phẩm đưa lại cảm nhận rõ ràng về nơi chốn, địa điểm không như đa số các
tác phẩm khác của Phạm Hậu thường đưa lại một cảm nhận chung, rằng đây
là cảnh vật ở Việt Nam, nhưng không rõ ở nơi cụ thể nào.
Bức "Cô gái chơi đàn nguyệt cầm" chính là tác phẩm đạt mức giá cao thứ hai tại cuộc đấu giá (Ảnh: Bonham's).
Nhà đấu giá Bonhams chia sẻ nhận định với tờ tin tức Straits Times
(Singapore) rằng trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều nhà
sưu tập hội họa tại Việt Nam muốn đưa tác phẩm của các danh họa Việt
trở về quê nhà. Hiện tại, danh tính bên mua thành công bức "Hoàng hôn
vàng trên vịnh Hạ Long" vẫn chưa được tiết lộ.
Trước phiên đấu giá, nhà đấu giá Bonhams đã xác định bức sơn mài
"Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" của danh họa Phạm Hậu và bức "Cô gái
chơi đàn nguyệt cầm" của danh họa Mai Trung Thứ là hai tác phẩm nổi bật
nhất sự kiện.
Quả đúng như vậy, bức "Cô gái chơi đàn nguyệt cầm" chính là tác phẩm
đạt mức giá cao thứ hai tại cuộc đấu giá, mức giá lên tới 7.812.500 đô
la Hồng Kông (22,7 tỷ đồng).
Nhà đấu giá Bonhams nhận định rằng giữa những biến động hiện tại, tác
phẩm nghệ thuật bỗng trở thành một kênh đầu tư ổn định, vì vậy, mức giá
tranh đang được đẩy lên cao hơn tại các cuộc đấu giá so với trước khi
xảy ra đại dịch Covid-19.
Bích Ngọc Theo Straits Times/Bonham's
Bí mật khiến "Người đàn ông đứng khỏa thân" bị tác giả chối bỏ
Bức tranh
"Người đàn ông đứng khỏa thân" từng bị danh họa Lucian Freud chối bỏ,
ông Freud khẳng định đây không phải tranh do ông thực hiện.
Bức tranh "Người đàn ông đứng khỏa thân" từng bị danh họa Lucian
Freud chối bỏ, ông Freud khẳng định đây không phải tranh do ông thực
hiện (Ảnh: The Guardian).
Nhưng giới chuyên gia lại tin rằng đây là tranh của Lucian Freud. Đằng sau đó còn có một câu chuyện dài...
Gần 25 năm trước, một nhà sưu tầm nghệ thuật người Thụy Sĩ đã mua một
bức tranh được giới thiệu là do danh họa người Anh Lucian Freud thực
hiện tại một cuộc đấu giá, tác phẩm khắc họa một người đàn ông khỏa thân
trong tư thế đứng.
Sau đó, nhà sưu tầm người Thụy Sĩ nhận được cuộc gọi từ họa sĩ người
Anh Lucian Freud đề nghị để ông Freud được mua lại bức tranh này.
Trước đó, nhà sưu tầm và họa sĩ không hề quen biết nhau, nhà sưu tầm
từ chối lời đề nghị bởi ông cảm thấy thích bức tranh này. Câu chuyện về
sau do nhà sưu tầm kể lại...
3 ngày sau, nhà sưu tầm lại nhận được thêm cuộc gọi từ họa sĩ Lucian
Freud, lúc này với thái độ khá giận dữ, danh họa đe dọa rằng nếu nhà sưu
tầm không bán lại tranh, ông sẽ lên tiếng phủ nhận rằng mình là người
thực hiện bức tranh này, và như thế tác phẩm sẽ trở thành vô giá trị.
Cho tới hôm nay, nhà sưu tầm vẫn ẩn danh, câu chuyện về tác phẩm bị
chối bỏ vẫn tiếp tục là một câu chuyện hy hữu, lạ lùng trong giới hội
họa.
Nhà sưu tầm người Thụy Sĩ chia sẻ ẩn danh với tờ tin tức Observer
(Anh) rằng: "Ông Lucian Freud đã nói rằng ông ấy sẽ trả cho tôi nhiều
hơn số tiền tôi đã chi ra để mua tranh, thậm chí nhiều gấp đôi, nhưng
tôi từ chối, ông ấy liền trở nên giận dữ và ngôn từ không còn lịch sự.
Ông ấy đe dọa rằng vì tôi cứ ngoan cố như vậy, nên tôi sẽ không bao giờ
có thể bán được bức tranh đó cho ai nữa".
Danh họa người Anh - Lucian Freud (1922 - 2011) (Ảnh: The Guardian).
Trước sự thảng thốt của nhà sưu tầm, sau đó, quả thực phía danh họa
đã lên tiếng phủ nhận việc Lucian Freud từng thực hiện bức "Người đàn
ông đứng khỏa thân".
Kể từ sau sự việc đó, bức tranh vẫn ở lại với nhà sưu tầm, sau nhiều
năm nhờ các chuyên gia hội họa nghiên cứu tác phẩm, giờ đây, ông này có
cơ hội lật ngược tình thế. Một số bên nghiên cứu độc lập có chuyên môn
trong lĩnh vực hội họa hiện đã đưa ra kết luận rằng bức "Người đàn ông
đứng khỏa thân" thực sự là tác phẩm của danh họa người Anh - Lucian
Freud (1922 - 2011).
Không những thế, giới chuyên môn còn tin rằng đây có thể là một bức tranh tự họa của Freud.
Ông Freud đã qua đời hồi năm 2011, giới hội họa ngưỡng mộ ông với tư
cách một bậc thầy trong khắc họa làn da và cơ thể khỏa thân.
Bức tranh khỏa thân "Benefits Supervisor Sleeping" khắc họa nàng thơ
Sue Tilley của ông Lucian Freud đã được bán ra hồi năm 2008 với giá 17,2
triệu bảng (Ảnh: The Guardian).
Cách khắc họa của Lucian Freud đặc trưng với sự chân thực và tạo xúc
cảm dữ dội. Bức tranh khỏa thân "Benefits Supervisor Sleeping" khắc họa
nàng thơ Sue Tilley của ông đã được bán ra hồi năm 2008 với giá 17,2
triệu bảng, khi ấy, mức giá trả cho tác phẩm đã xác lập kỷ lục về giá
trả cho tác phẩm của một họa sĩ còn đang sống.
Nguyên nhân khiến "Người đàn ông đứng khỏa thân" bị chối bỏ
Bức "Standing Male Nude" (Người đàn ông đứng khỏa thân) bị ông chối
bỏ là một bức tranh sơn dầu chưa thực sự hoàn tất, tác phẩm có kích
thước 43 cm x 65 cm. Nhà sưu tầm ẩn danh sống tại Geneva, Thụy Sĩ, từng
mua tác phẩm này tại một cuộc đấu giá hồi năm 1997.
Bức tranh khi ấy được giới thiệu là tác phẩm của Lucian Freud. Nhưng
khi họa sĩ lên tiếng chối bỏ tác phẩm, sau đó, các nhà đấu giá sẽ không
thể bán bức tranh này được nữa.
Sau quá trình nghiên cứu, chuyên gia hội họa người Thụy Sĩ - ông
Thierry Navarro tin rằng việc danh họa Lucian Freud mong muốn mua lại
bức tranh là bởi ông cảm thấy ngượng ngùng, bởi nhân vật nam giới xuất
hiện trong tranh chính là ông Freud.
Theo điều tra của ông Navarro, bức họa này từng được treo trong căn
hộ tại Geneva của danh họa Francis Bacon, một người bạn trong giới hội
họa của ông Lucian Freud.
Lý giải về việc tại sao Bacon về sau không còn gìn giữ bức tranh này,
ông Navarro cho rằng có thể mối quan hệ giữa Bacon và Freud về sau
không còn thân mật, vì vậy, Bacon không còn tha thiết với bức họa này
nữa.
Tiến sĩ Nicholas Eastaught, một chuyên gia người Anh trong việc phân
tích các tác phẩm nghệ thuật cũng đưa ra kết luận tương tự: "Chúng tôi
tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy đây là tác phẩm của Freud và không
tìm thấy bằng chứng nào để phủ nhận điều đó".
Chuyên gia lịch sử nghệ thuật Hector Obalk cũng đã nghiên cứu về bức
tranh bị chối bỏ và nhận thấy rằng cách khắc họa làn da trong bức "Người
đàn ông đứng khỏa thân" chính là phong cách đặc trưng của Feud.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi tiến sĩ Carina Popovici, một
nhà khoa học kiêm người đồng sáng lập ra tổ chức Art Recognition (một
công ty có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, chuyên phân tích các tác phẩm
nghệ thuật bằng phương pháp khoa học), cũng tin rằng đây là tác phẩm của
Freud.
Hồi năm 2016, một bức tranh khác cũng từng bị Lucian Freud chối bỏ,
nhưng tác phẩm cũng đã được giới chuyên gia hội họa tại Anh đánh giá đây
đích thực là tác phẩm của Freud.
Lý do khiến ông Freud chối bỏ tác phẩm này là bởi tác phẩm từng thuộc
quyền sở hữu của họa sĩ Denis Wirth-Miller, một họa sĩ mà Freud vốn có
mối bất hòa lâu năm.