Hiện
nay, trên các báo in của Việt Nam, trên mạng Internet và trong nhiều
bảo tàng có tới 4 ảnh rất khác nhau về thời gian, địa điểm chụp ảnh,
trang phục, cũng như dung mạo, tư thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng đều
được ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
.jpg)
Ảnh1: Ảnh này được sử dụng từ sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 1954,
với ghi chú “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội”
nhưng thực ra nó không được chụp đúng ngày lịch sử đó.
Ảnh
1: Chụp nửa người Bác từ ngực trở lên, phía trước ngực Bác có chiếc
microphone tròn. Ảnh này được dùng từ sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội
1954 đến gần đây. Trong ảnh này, khuôn diện Bác khỏe chứ không gầy guộc
do bị ốm nặng tại lán Nà Lừa, tỉnh Tuyên Quang. Nó rất khác hình ảnh Bác
hoạt động trước và sau ngày 2/9/1945.
Ảnh
này được chụp gần như chính diện, thu được 3/4 khuôn mặt Bác, với ống
kính tiêu chuẩn (khi đó các nhà nhiếp ảnh Việt Nam chưa có ống kính chụp
xa). Như vậy thì khoảng cách từ người cầm máy tới Bác bình thường
khoảng 3m, người chụp ảnh và Bác phải đứng trên cùng mặt bằng. Nhưng
điều này không thể thực hiện được vì phía trước lễ đài là khoảng trống,
cao như vậy không có chỗ đứng cho nhà nhiếp ảnh.
.jpg)
Ảnh 2: Cũng được chú thích “Ngày 2/9/1945,
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
Ảnh: tư liệu.
Ảnh
2: Cho thấy 3/4 người Bác, gương mặt Bác gầy gò, trước Bác là chiếc
microphone hình chóp. Khuôn diện Bác trong ảnh phù hợp với sức khỏe của
Bác giai đoạn này. Ảnh này có xuất xứ từ ảnh “Hồ Chủ tịch và 5 vị Đại
biểu Quốc hội Hà Nội vừa trúng cử ra mắt nhân dân Hà Nội tại khu học xá
Trung ương”. Sự kiện này diễn ra vào ngày 12/1/1946. Phim gốc của TTXVN
mang ký hiệu BH 3421.
.jpg)
Ảnh 3: Như ảnh 2, nhưng là bản in ngược lại của bản 2.
Ảnh 3: Cũng giống ảnh 2, nhưng lật ngược lại hướng nhìn của Bác, ba ảnh này đều thấy Bác mặc áo đại cán.
.jpg)
Ảnh 4: Ảnh này được chụp đúng vào lễ Tuyên ngôn Độc lập,
nhưng chưa xác định được nó được chụp vào thời điểm nào của buổi lễ,
còn các ảnh khác thì Bác và các thành viên Chính phủ đều không đội mũ.
Hình ảnh này cũng có trong phim Ngày Độc lập 2/9/1945.
Vành đai lễ đài cao ngang người, chứ không thấp dưới chân như ảnh 2.
Ảnh
4: Ảnh này xuất hiện trong cuốn sách Why Vietnam/ Tại sao Việt Nam của
Archimedes L.A. Patti, một tình báo Mỹ với danh nghĩa Đại diện Đồng
minh chống phát xít đã từng gặp và làm việc với Bác ở Chiến khu Việt Bắc
và trong dịp lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đội mũ cát, có che ô, Bác không mặc áo đại cán, mà là áo vet-tông
cổ bẻ cao. Bên trong là áo sơ mi trắng, không cài cà vạt.
.jpg)
Ảnh 5: Bác mặc áo vet-tông ve cổ cao, không cài cà-vạt.
Bức ảnh này có chữ ký của Bác và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ảnh
5: Ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau Lễ
Tuyên ngôn cùng ngồi trong xe ô tô con trở về Phủ Chủ tịch. Cách ngày
nay gần 30 năm, khi lão NSNA Võ An Ninh còn sống, tôi được nghe nói về
bức ảnh này do cụ chụp. Ảnh cho thấy Bác Hồ mặc áo vet-tông, cổ bẻ,
không có cà vạt, nó không phải kiểu áo vet-tông phổ biến có ve sẻ dài
đóng hai khuy ở bụng. Từ đấy, một câu hỏi đặt ra với tôi là, Bác Hồ mặc
áo nào trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập? Áo vét-tông hay áo đại cán?
Cuối những
năm 90 của thế kỷ trước, khi tôi làm Tổng biên tập tạp chí Nhiếp ảnh,
cụ Vũ Năng An có lần đến chơi tòa soạn, cụ cho tôi xem một số ảnh về Lễ
Tuyên ngôn Độc lập do cụ chụp để đăng tạp chí, tất cả là ảnh trung cảnh
và toàn cảnh, không có ảnh cận cảnh Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn. Cụ Vũ
Năng An và cụ Võ An Ninh ngày đó đều không có ống kính chụp xa, nên
không thể chụp được một mình Hồ Chủ tịch trên lễ đài. Chúng tôi cho chụp
lại những bức ảnh của cụ An, đem phim vào buồng tối phóng to để xem, và
làm ảnh. Rất tiếc, nhìn mãi không rõ Bác Hồ mặc áo gì, và đứng ở vị trí
nào trên lễ đài. Bởi vì hình các thành viên Chính phủ lâm thời trong
ảnh quá nhỏ, phóng to mất hết chi tiết, đường nét lờ mờ rất khó nhận
diện. Hỏi lại cụ Vũ Năng An - tác giả bức ảnh, nhưng tác giả cũng không
nhớ và không giám quả quyết Bác là người số mấy trên lễ đài.
.jpg)
Ảnh 6: Toàn cảnh lễ đài ngày
Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đây là ảnh gốc, có ký hiệu BH.3604, tư liệu TTXVN.
Từ ảnh này tách ra ảnh 6B.
Đây là một ảnh chuẩn của sự kiện lịch sử này.
.jpg)
Ảnh 6B: Ảnh này phóng to được tách ra từ ảnh 6,
chúng ta thấy rõ Bác là người thứ tư (từ phải sang) mặc áo vet-tông.
Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đây là ảnh gốc, có ký hiệu BH.3604, tư liệu TTXVN.
Từ ảnh này tách ra ảnh 6B.
Đây là một ảnh chuẩn của sự kiện lịch sử này.
.jpg)
Ảnh 6B: Ảnh này phóng to được tách ra từ ảnh 6,
chúng ta thấy rõ Bác là người thứ tư (từ phải sang) mặc áo vet-tông.
Ảnh
6: Những năm gần đây, do có phương tiện hiện đại, người ta đã quét ảnh
cũ với độ phân giải cao, điểm ảnh mịn, nên khi phóng ảnh, chi tiết không
bị vỡ, hình ảnh chuẩn xác hơn. Nhờ vậy hình ảnh Bác Hồ tại lễ Tuyên
ngôn Độc lập được in ra khá rõ ràng, sáng sủa. Lập tức người xem nhận ra
ngay Bác Hồ là người mặc áo vét-tông, ở vị trí thứ tư, từ phải sang,
ảnh được lưu tại Phòng tư liệu ảnh TTXVN, có ký hiệu BH.4402 (ảnh này
không ghi tên tác giả, mà chỉ ghi cơ quan sở hữu là TTXVN).

Ảnh 7: Bác Hồ từ trên lễ đài bước xuống.
Bức ảnh này cho thấy đầy đủ trang phục
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Lễ Độc lập.
Bộ quần áo vet-tông vải ka-ki, chiếc mũ cát, chiếc ba toong, rất giản dị.
Ảnh
7: Trong kho tư liệu TTXVN còn có bức ảnh “Sau khi đọc Tuyên ngôn Độc
lập, Hồ Chủ tịch từ trên lễ đài bước xuống” ký hiệu BH.3344. Bức ảnh cho
thấy rất rõ chiếc áo vet-tông Bác mặc có túi ngực nổi, nắp túi gập
xuống hơi phồng. Lúc này áo Bác không cài khuy, lộ rõ chiếc sơ mi trắng,
không cà vạt.
Như
vậy là có 3 ảnh Bác Hồ mặc áo đại cán (thực chất chỉ có 2, vì ảnh thứ 3
là ảnh thứ 2 lật ngược). Nhưng những ảnh này đều không có chi tiết hoặc
bối cảnh nào liên quan đến Bác trong ngày Lễ Tuyên ngôn Độc lập.
Còn
lại 4 ảnh Bác mặc áo vet - tông đều có bối cảnh, chi tiết đồng nhất với
nhau để xác định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc áo vét-tông khi đọc
Tuyên ngôn Độc lập. Đối chiếu với phim Ngày Độc lập 2/9/1945 của đạo
diễn Phạm Kỳ Nam, thì trang phục Bác mặc trên lễ đài trong phim và trong
ảnh là một. Đây là sự thật của thời điểm lịch sử. Từ sự thật này chúng
ta có cơ sở tìm đếm các sự thật khác đã bị nhầm lẫn, hoặc bị quên lãng
do thời gian.
Chỉ
một năm nữa là bước vào năm thứ 75 kỷ niệm ngày khai sinh ra nước Việt
Nam độc lập, nên chăng cần đính chính sự nhầm lẫn này? Tư liệu đầy đủ
rồi, không nên chần chừ. TTXVN và Bảo tàng Hồ Chí Minh cần phối hợp
thống nhất loại bỏ những ảnh nhầm lẫn, công bố ảnh chuẩn Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội để mọi người biết, và để hệ thống truyền thông, văn hóa văn nghệ
nước nhà có tài liệu chính xác sử dụng. Làm được việc này chính là
chúng ta bày tỏ lòng kính yêu Bác, là tôn trọng sự thật lịch sử vĩ đại
của dân tộc, đồng thời thể hiện sự biết ơn các nhà nhiếp ảnh, quay
phim chân chính trong và ngoài nước đã để lại cho dân tộc ta, đất nước
ta một di sản ảnh và phim trung thực, bất hủ.