Bài viết


 
  VN
  13      


     QĐND - Là phóng viên ảnh của Bảo tàng Quân đội (Bảo tàng Lịch sử Quân sự việt Nam),      tôi có nhiều dịp được chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Đại Tướng VÕ NGUYEN GIÁP

Ngày nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh…Việt Nam đã nổi lên như một trong những câu chuyện thành công lớn lao ở Châu Á” – Phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tại tiệc trưa chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/7.
Lễ hội Tây Thiên năm 2013 tổ chức từ ngày 25-3 đến 28-3 (tức ngày 14-2 đến ngày 17-2 năm Quý Tỵ) tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chiều 8-2 (28 tết) bí thư thành ủy Hà Nội Pham Quang Nghị thăn chợ hoa tết Hà Nôil
Diva mặc chiếc váy lộng lẫy và chinh phục khán giả bằng chất giọng cao, đẹp khi kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng đường phố trong buổi mở màn Luala Concert, chiều 10/11 ở Hà Nội.
Đã  lâu rồi từ ngày cho ra triển lãm ảnh Mẹ Và Quê Hương đến hôm nay mới lại có dip chup về mẹ.
  MVNAH ở Song Phượng, Mẹ Tạ thị Lười,khi hỏi tên mẹ tôi không khỏi ngac nhiên,nhưng đó là tên bố mẹ đặt cho, năm nay mẹ tròn 90 tuổi. Mẹ có một cô con gai duy nhất hy sinh trên trận địa phòng không bảo vệ đập phùng

Đang truy cập: 77
Lượt truy cập: 14268577
   



                                                 









                                           

Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia huyền thoại của những giai nhân nổi tiếng Sài Gòn đã ra đi







Mỹ nhân Sài Gòn xưa: Xem dung nhan đó bây giờ ra sao

Mỹ nhân Sài Gòn xưa: Xem dung nhan đó bây giờ ra sao


Nghe kể chuyện chụp ảnh Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng…

Nghe kể chuyện chụp ảnh Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng…

Đinh Tiến Mậu đã trở thành mộtphần của Sài Gòn xưa trong nhiều câu chuyện kể với rất nhiều bức ảnhnghệ sĩ danh tiếng thời vang bóng của Sài Gòn ngày trước.


Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia huyền thoại của những giai nhân nổi tiếng Sài Gòn đã ra đi

TPO - Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu- chủ tiệm ảnh nổi tiếng Viễn Kính và là người đã từng chụp những tấm ảnh đẹp của các giai nhân nổi tiếng Sài Gòn như diễn viên điện ảnh Thẩm Thuý Hằng, NSƯT Thanh Nga, danh ca Thái Thanh, ca sỹ Thanh Lan, NSND Bạch Tuyết... đã ra đi sau một thời gian lâm bệnh.


Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu quê ở làng Lai Xá (Kim Chung- Hoài Đức- Hà Nội). Đây là ngôi làng nổi tiếng được coi là ông Tổ của nhiếp ảnh Việt bởi là nơi đầu tiên xuất thân những người thợ nhiếp ảnh tại Việt Nam và từ nơi này, hàng ngàn người thợ nhiếp ảnh đã đem nghề đi khắp nơi trên đất nước Việt Nam (thậm chí cả ra nước ngoài) để làm và phát triển nghề.

Như nhiều người thợ ảnh khác trong làng, Đinh Tiến Mậu đã lưu lạc vào Sài Gòn sau khi học nghề ảnh. Tại TP này Đinh Tiến Mậu đã mở tiệm ảnh mang tên Viễn Kính rồi trở lên nổi tiếng khi tay nghề chụp chân dung của ông đã được nhiều người khen ngợi. Đặc biệt giới nghệ sỹ tại Sài Gòn luôn chọn Viễn Kính để lưu giữ vẻ đẹp thời thanh xuân.

Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia huyền thoại của những giai nhân nổi tiếng Sài Gòn đã ra đi - ảnh 1 Ông Đinh Tiến Mậu và chiếc máy ảnh đã từng chụp các giai nhân Sài Gòn

Trong suốt những năm làm nghề, Đinh Tiến Mậu đã chụp khoảng hơn 5 ngàn bức ảnh chân dung của rất nhiều nghệ sỹ tại Sài Gòn, từ những người đẹp như Thanh Nga, Bạch Yến, Thái Thanh, Kim Cương, Bạch Tuyết... cho tới những nam nghệ sỹ như diễn viên Thành Được, Hùng Cường.. hay Ban hợp ca Thăng Long, Ban nhạc AVT....

Đặc biệt ông cũng là người đầu tiên giúp cho người đẹp Kim Sang đoạt giải Hoa hậu ảnh khi bộ ảnh do ông thực hiện được báo Phụ Nữ Ngày Mai đánh giá cao. Đinh Tiến Mậu cũng là người góp công đưa nhan sắc của giai nhân Thẩm Thuý Hằng lên tầm cao mới khi bộ ảnh chụp Người đẹp Bình Dương (Vai diễn trong bộ phim nổi tiếng của Thẩm Thuý Hằng) đã được đưa vào bìa bộ Lịch ảnh năm 1967.  

Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia huyền thoại của những giai nhân nổi tiếng Sài Gòn đã ra đi - ảnh 2 Ông Đinh Tiến Mậu và những bức ảnh giai nhân một thời
Sau ngày đất nước thống nhất, Đinh Tiến Mậu tham gia làm báo ảnh và vẫn giữ tiệm Viễn Kinh một thời gian. Khi tuổi cao sức yếu, ông vẫn nhiệt tình tham gia các công tác tìm kiếm, lưu giữ các kỷ vật của nghề nhiếp ảnh và thường xuyên về Lai xá để giao lưu, truyền nghề cho thế hệ trẻ. Năm 2016, làn đầu tiên ông tổ chức triển lãm, công bố bộ sưu tập những bức ảnh chân dung nghệ sỹ Sài Gòn mà ông lưu giữ đã bao năm. Triển lãm đã được người xem đánh giá cao bởi sau bao năm, vẻ đẹp cuả những giai nhân Sài Gòn lần đầu tiên đã được ra mắt công chúng.

Sau một thời gian bị bênh, vào lúc trưa ngày 8/10, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã qua đời tại nhà riêng đường Nguyễn Đình Chiểu- Quận 3, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu nhà nhiếp ảnh được nhập quan vào lúc 18 giờ cùng ngày. Lễ di quan sẽ được tiến hành vào lúc 6 giờ sáng ngày 10/10.  

Người chụp ảnh mỹ nhân Sài Gòn

TP - Ngày 30/10, lần đầu tiên một bộ ảnh chân dung các nghệ sỹ nổi tiếng Sài Gòn ngày ấy được triển lãm trước công chúng - tại đường sách Nguyễn Văn Bình - TPHCM. Triển lãm trưng bày 17 tấm ảnh của các mỹ nhân như Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Thái Thanh, Thanh Lan… Tác giả bộ sưu tập, ông Đinh Tiến Mậu hy vọng sẽ có thêm những triển lãm khác để có thể trưng bày toàn bộ bộ ảnh mấy trăm nghệ sỹ của ông.

Người chụp ảnh mỹ nhân Sài Gòn

Làng Lai Xá (thuộc Kim Chung- Hoài Đức- Hà Nội) là ngôi làng đầu tiên tại Việt Nam có nghề nhiếp ảnh từ năm 1869. Cũng từ ngôi làng này, đã có hàng trăm nghệ nhân đi khắp Việt Nam và cả nhiều nước trên thế giới để mở cửa hiệu nhiếp ảnh. Ông Đinh Tiến Mậu sinh năm 1935. Bố mẹ là dân Lai Xá nhưng ông Mậu lại sinh tại Sài Gòn. Tuy nhiên ông vẫn tự hào mình là người Lai Xá bởi: “Cha tôi ở Lai Xá vào làm nghề ở Sài Gòn từ trước năm 1930 và đưa vợ con vào theo. Mẹ tôi tuy đi theo cha nhưng vì nhà còn mấy mẫu ruộng đang cho cấy rẽ nên cứ đến vụ là phải về quê để thu hoạch. Vì thế hồi nhỏ tôi vừa sống ở Sài Gòn lại vừa sống ở Lai Xá, năm nào cũng phải theo mẹ đi tàu Bắc Nam mấy bận. Khi được hơn mười tuổi, mẹ cho tôi ra Hà Nội học nhiếp ảnh ở tiệm photo Hợp Dung, gần Bờ Hồ. Năm 1948 vào lại Sài Gòn tôi học tiếp ở tiệm ảnh Văn Vấn trên đường Bùi Thị Xuân, chủ tiệm cũng có họ hàng với gia đình tôi. Bà Văn, vợ ông Vấn là em của mẹ tôi. Tôi làm phụ việc thì ban đầu phải học những việc đơn giản. Sau thì cắm đầu làm trong buồng tối, có khi vài ngày chả bước chân ra ngoài cửa tiệm. Tôi học và làm ở đó 10 năm trước khi ra mở tiệm riêng” - Ông Mậu kể.

Ông Mậu cũng có một thời khốn khổ bởi vốn ít lại chưa quen quản lý. 4 lần mở tiệm thì 4 lần phải dẹp khi thì do thiếu tiền thuê nhà, khi thì chủ nhà tăng giá thuê cao quá chịu không nổi và có lần, vì thấy tiệm làm ăn có chút lãi nên chủ nhà đuổi để tự kinh doanh. Mãi cho tới khi ông Mậu mở tiệm ảnh Viễn Kính ở số 277 Nguyễn Đình Chiểu thì công việc của ông mới bắt đầu ổn định. Ông Mậu chiêm nghiệm: “Ngày đó có lúc khốn khó quá tôi đã có ý định bỏ nghề, đi kiếm việc khác làm. Nhưng rồi lại thấy bao năm mình học nghề vất vả giờ bỏ thì phí. Và đúng như các cụ nói là qua cơn bĩ cực tới ngày thái lai. Tiệm Viễn Kính của tôi đã làm ăn dần ổn định”.

Người chụp ảnh mỹ nhân Sài Gòn - ảnh 1

Ông Mậu với chiếc máy chụp hình đã từng chụp các Mỹ nhân ở Sài Gòn

Theo ông Mậu nhớ, vào khoảng năm 1965, một người quen của ông đang làm việc tại hãng đĩa Asia - Sóng Nhạc có nhờ ông chụp hình làm bìa đĩa của vài nữ ca sỹ trẻ. Chưa làm ảnh bìa đĩa bao giờ nên ông Mậu đã phải đi tìm kinh nghiệm từ những người đi trước. Nhưng ông nhận thấy nhiều tấm ảnh chân dung do tiền nhân chụp đều cùng một kiểu với nhân vật đứng chính diện khá đơn điệu. Không hài lòng với kiểu chụp này, ông đã tìm tới những tạp chí nhiếp ảnh nước ngoài. Rồi những tấm ảnh chân dung trong tạp chí điện ảnh Pháp (Les Cahiers du Cinema) đã cho ông Mậu thấy nhiều góc máy rất khác biệt trong chụp chân dung. “Tôi thấy để chụp một nhân vật thì không phải cứ chụp chính diện mới đẹp. Rồi cả ánh sáng, sự tương phản cũng góp phần rất nhiều. Vì thế tôi quyết định sẽ tìm cách đột phá để làm những bộ ảnh khác biệt”. Ông Mậu đã trình làng những bộ ảnh chân dung đầy mới mẻ, phá cách. Ban đầu các hãng đĩa cũng như các tạp chí cũng hơi dè dặt, chỉ dám in thử. Nhưng thật bất ngờ khi các bộ ảnh đó lại được khen ngợi và các hãng bắt đầu đặt ông Mậu chụp thường xuyên.

Nhiều người đã tìm đến với tiệm ảnh Viễn Kính, nhờ chụp những bộ ảnh chân dung theo phong cách mới của ông.  Trong đó có nhiều nghệ sỹ, tài tử nổi tiếng. Ông Mậu nhớ lại bộ ảnh của diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng- Một trong những giai nhân đẹp có tiếng ngày đó. Ngoài những tấm ảnh về gương mặt thanh tú đầy sức thu hút của người đẹp được xưng danh là “Người đẹp Bình Dương”, ông còn được đặt hàng chụp ảnh Thẩm Thúy Hằng với trang phục quyến rũ. Ngày đó phụ nữ chụp hình áo tắm đã là khó khăn, còn người đẹp như minh tinh Thẩm Thuý Hằng thì còn khó hơn nữa. Làm sao để kiếm được một địa điểm vừa đảm bảo an toàn, vắng người nhưng lại phải có phong cảnh đẹp, phù hợp với bộ áo tắm? Tìm mãi, ê kíp của ông Mậu mới lựa chọn được khu suối Lồ Ồ (Dĩ An- Bình Dương hiện nay) để thực hiện. Bộ ảnh của ông Mậu đã được khen ngợi là táo bạo, dám đột phá và đã được dùng làm bìa cho bộ ảnh lịch Xuân của báo Phụ Nữ Ngày Mai năm 1967.

Người chụp ảnh mỹ nhân Sài Gòn - ảnh 2

Diễn viên điện ảnh Thẩm Thuý Hằng với trang phục áo tắm trong bìa lịch 1967

Tiệm Viễn Kính của ông Mậu đã thu hút nhiều giai nhân có tiếng ở Sài Thành như minh tinh màn bạc Kiều Chinh, ca sỹ Băng Châu, Lệ Thu, Thanh Thúy, Giao Linh, Thanh Lan hay những nghệ sỹ cải lương như Thanh Nga, Bạch Tuyết… chọn tiệm chụp hình Viễn Kính để lưu giữ vẻ đẹp thời xuân sắc của họ. Không chỉ chụp hình với những người nổi tiếng, ông Mậu còn lựa chọn những người mẫu ảnh của riêng mình. Ông Mậu vẫn nhớ có một cô gái trẻ có cái tên khá giản dị là Nguyễn Thị Kim Sang. Khi đến chụp ảnh tại Viễn Kính thì Kim Sang chỉ mới 17 tuổi và đang là học sinh trường Huỳnh Khương Ninh- Sài Gòn. Không ai biết đến cô gái trẻ này cho tới khi bộ ảnh của Kim Sang do ông Mậu chụp đã đoạt giải Hoa hậu ảnh do báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức.

Các nghệ sỹ thì coi Viễn Kính là nơi lui tới thường xuyên. Nhiều người đẹp coi ông là bạn thân. Ông kể có khi 2 giờ sáng, ca sỹ Thanh Thúy còn gõ cửa rủ ông đi ăn khuya vì buổi tối cô kẹt phải đi hát ở các phòng trà. Còn nghệ sỹ Thanh Nga thì không bao giờ từ chối lời mời chụp hình. Thậm chí có lần đang kẹt đóng phim tại Sài Gòn, Thanh Nga cũng sẵn sàng đi máy bay lên Đà Lạt để kịp chụp bộ ảnh với rừng thông và hồ Than Thở.     

Tính tới ngày giã từ nghề chụp ảnh chân dung, ông Mậu đã có một kho ảnh đồ sộ với vài trăm bức ảnh khổ lớn về chân dung của những người đẹp và người nổi tiếng. Trong đó rất nhiều ảnh trong bộ ảnh của ông đã được dùng để làm lịch Xuân, dùng để in trên các poster quảng cáo của các chương trình ca nhạc sân khấu cũng như để in lên bìa các đĩa nhạc, trang bìa các tạp chí điện ảnh sân khấu. Ông kể, cũng đã có nhiều người hỏi bí quyết chụp ảnh chân dung và ông cũng tận tình chỉ dẫn nhưng ít ai có thể học được theo ông. “Bí quyết để chụp ảnh chân dung của tôi chỉ đơn giản là trước khi chụp nhân vật hãy quan sát thật kỹ gương mặt của họ. Rồi xem thần thái họ ra sao, chụp thế nào để làm nổi bật được nét đẹp của từng người. Một điều quan trọng hơn nữa là người chụp ảnh phải chủ động trong mọi công đoạn chụp ảnh. Từ lúc chuẩn bị để chụp cho tới khi bấm máy, pha thuốc rồi xử lý phim, in tráng, chỉnh sửa ảnh...

Nhưng quan trọng hơn cả là để khắc họa được chân dung một người nghệ sỹ cho hoàn hảo thì người nhiếp ảnh phải hiểu được đối tượng mình đang chụp, phải biết chia sẻ được với người nghệ sỹ đó nhiều điều.

Người chụp ảnh mỹ nhân Sài Gòn - ảnh 3

Nghệ sỹ Thanh Nga với tấm hình ghép đôi.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Mậu vẫn giữ tiệm ảnh nhưng ít chụp ảnh chân dung vì lúc đó kinh tế đất nước nhiều khó khăn. Ông chuyển qua đi làm báo với vai trò phóng viên ảnh cho đến khi nghỉ hưu. Bộ ảnh chân dung nghệ sỹ dù qua gần 50 năm vẫn được ông lưu giữ kỹ càng. Điều ông chia sẻ là hiện nay công nghệ chụp ảnh số ra đời nên những kỹ thuật phòng tối của ông ngày xưa đã không còn có ai quan tâm nữa. Mấy đứa con cũng không theo nghiệp cha nên cả di sản cuộc đời của ông, từ kinh nghiệm bao năm làm nghề cho tới bộ ảnh quý, ông chả biết chia sẻ với ai.

Năm nay đã bước vào tuổi 82 nhưng ông Mậu trông  còn rất tráng kiện. Ông bảo hàng ngày vẫn còn đi dạo bộ vài cây số, vẫn ăn tốt ngủ tốt. Thậm chí ông còn sắm một chiếc máy ảnh số nho nhỏ và hàng ngày chụp những gì ông thấy trên đường đi. Ông Mậu giải thích: “Tôi chụp để kỷ niệm, để cho khỏi quên cái cảm giác làm thợ ảnh ngày nào. Thế thôi”. Ông Mậu cho tôi xem những tấm ảnh ông mới chụp, những người bán buôn bình thường trên đường phố, những chiếc xe máy đang chạy vội vã, ánh mắt một đứa trẻ ngồi sau lưng mẹ. Có lẽ những nhân vật của ông không biết người đang chụp mình chính là một nghệ sỹ chuyên chụp giai nhân một thời. 

Ông Ngô Đình Trúc- Giảng viên khoa Nhiếp ảnh đại học kiến trúc TPHCM cho rằng những tấm ảnh chân dung của nghệ nhân Đinh Toàn Mậu có kỹ thuật làm ánh sáng rất tốt, tạo hiệu quả về mặt thị giác và làm nổi bật nhân vật.


Những giai nhân một thuở của Sài Gòn

Thẩm Thúy Hằng khoe dáng thon thả, Kiều Chinh đằm thắm, ca sĩ Minh Hiếu có nét kiều diễm của Liz Taylor... Họ là những nhan sắc nổi tiếng một thời ở Sài Gòn

Những giai nhân một thuở của Sài Gòn
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 1 Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng Sài Gòn một thời từng chụp rất nhiều bức chân dung tài tử, minh tinh nổi tiếng trong nước. Trong ảnh là bức chân dung ông chụp diễn viên Thẩm Thúy Hằng mặc áo tắm. Bức ảnh này đăng trên bìa bộ ảnh lịch xuân 1967 báo Phụ Nữ Ngày Mai. Vào thời đó, đang giai đoạn chiến tranh, việc tìm một địa điểm đẹp mà an toàn để chụp ảnh là khá khó khăn nhưng êkíp của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu vẫn cố gắng đến con suối Lồ ô ở Dĩ An gần Biên Hòa để thực hiện. Bức ảnh ghi lại vẻ đẹp đầy sức sống của nữ diễn viên với hình con suối làm hậu cảnh. Việc thể hiện hình ảnh nữ nghệ sĩ khoe dáng nuột nà trong bộ áo tắm cũng được đánh giá là táo bạo thời bấy giờ.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 2 Nhan sắc của minh tinh Thẩm Thúy Hằng qua ống kính Đinh Tiến Mậu.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 3 Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh với vẻ đẹp trong trẻo và quyến rũ. Bà nằm trong số diễn viên Việt Nam ít ỏi tham gia phim truyền hình và điện ảnh Mỹ. Trong đó, nổi bật là vai diễn trong phim "The Joy Club" (Phúc Lạc Hội) của Wayne Wang.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 4 Ca sĩ Minh Hiếu phảng phất nét đẹp của diễn viên điện ảnh Mỹ Liz Taylor. Theo ông Đinh Tiến Mậu, cô Minh Hiếu đẹp nổi trội nhất trong số nữ nghệ sĩ ông đã chụp chân dung.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 5
Nghệ sĩ Thanh Nga.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 6 
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 7
Ca sĩ Diễm Thúy với vẻ đẹp bốc lửa qua góc máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 8
Năm 1960 báo Phụ Nữ Ngày Mai ở Sài Gòn tổ chức cuộc thi hoa hậu bằng hình ảnh. Tối 1/9/1960, kết quả được trao tại Câu lạc bộ báo chí Sài Gòn. Người nhận vương miện với danh hiệu cao nhất là người đẹp Nguyễn Thị Kim Sang (trong ảnh). Cô lúc đó 17 tuổi, là nữ sinh lớp đệ tam (lớp 10 ngày nay) trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao, Sài Gòn. Với danh hiệu đoạt được, cô được tặng một huy chương vàng trị giá 12.000 đồng.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 9
Ca sĩ - diễn viên điện ảnh Thanh Lan.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 10
Ban hợp ca Thăng Long với ba anh em ruột là Hoài Trung, Hoài Bắc và Thái Thanh (đứng). Bức ảnh này được chụp ở studio Viễn Kính.
Những giai nhân một thuở của Sài Gòn - ảnh 11
Trong bức ảnh, Thái Thanh bận áo dài vạt dài chứ chưa cao lên gối như kiểu áo dài của thập niên 1970 trở về sau.

Theo VnExpress


Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu

TPO - Là nhiếp ảnh gia được nhiều nghệ sỹ tại Sài Gòn đặt niềm tin, trong suốt 15 năm cầm máy từ 1960 đến 1975, Đinh Tiến Mậu đã chụp gần như tất cả những nghệ sỹ nổi tiếng tại Sài Gòn. Bộ sưu tập hơn 5.000 bức ảnh chụp các nghệ sỹ Sài Gòn vẫn được ông lưu giữ cẩn thận và ông chỉ mới đưa ra triển lãm cho công chúng chiêm ngưỡng một phần rất nhỏ.


Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 1 Cùng ngắm loạt ảnh về những giai nhân Sài Gòn của ông. Trong ảnh: Danh ca Bạch Yến 
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 2 Ca sỹ Giao Linh
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 3 Ca sỹ Hà Thanh
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 4 Ca sỹ Lệ Thu 
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 5 Nghệ sỹ Mộng Tuyền 

Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 6 NSND KIm Cương
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 7 Danh ca Thái Thanh 
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 8 "Người đẹp Bình Dương" - Diễn viên điện ảnh Thẩm Thuý Hằng
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 9 Ca sỹ Thanh Lan
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 10 Nữ hoàng sân khấu - Cố NSƯT Thanh Nga
Ngắm những tuyệt sắc giai nhân Sài Gòn dưới tay máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - ảnh 11 Ca sỹ Trúc Mai 
 
 
Phản hồi

Ý kiến phản hồi

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 
 

CÁC TIN KHÁC

•  NGHỀ KHÓ
 


Copyrights 2008 .Tuan Lai Studio. All Rights Reserved.