Bản quân lệnh của trang sử mới
Chúng tôi tìm đến thăm thiếu tướng Nguyễn Công Trang (sinh năm 1923,
quê ở Hà Nam) tại nhà riêng ở tập thể 16A Lý Nam Đế (Hà Nội) đúng dịp
30/4.
Thiếu tướng Trang tham gia lực lượng vũ trang từ tháng 9/1946, trải
qua nhiều chiến dịch, tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ trong quân đội.
Ông nguyên là Phó Chính ủy Quân đoàn II, người trực tiếp có mặt trong
buổi trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, chứng kiến sự đầu hàng vô
điều kiện của nội các Dương Văn Minh.
Ở tuổi 93, vị tướng từng có vai trò quan trọng trong việc ổn định Sài
Gòn dù đôi mắt vẫn tinh anh nhưng chân đau, tay run và trí nhớ cũng
không còn được như xưa.
Các kỷ niệm, sự kiện gắn liền với ông giờ phải có người nhắc lại thì
mới nhớ. Nhưng có một điều mà vị tướng già vẫn nhớ như in chính là, ông
đã viết bản quân lệnh số 1 của quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.
Do trí nhớ đã giảm sút nhiều nên để giúp có thêm những cứ liệu cho
chúng tôi, ngoài lời kể của ông, gia đình cũng đã cung cấp thêm thông
tin từ hồi ký “Đời chiến đấu” của vị tướng này xuất bản năm 2005.
Kể về ngày lịch sử cách đây trong 40 năm, tướng Trang đã viết, ngày
30.4.1975, sau khi giải phóng Huế, Đà Nẵng, Quân đoàn đã tiến thẳng về
Sài Gòn.
Thiếu tướng Nguyễn Công Trang nay đã ở tuổi 93.
Trên đường tiến vào nội đô, Quân đoàn nhận được lệnh của Bộ chỉ huy
chiến dịch Hồ Chí Minh là phát triển tiến công thật nhanh vào các mục
tiêu, kêu gọi địch đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí, bắt giữ và tập trung
các sĩ quan địch từ cấp tá trở lên.
Đi sau là xe tăng 390 do chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy.
Thấy xe 843 bị kẹt, chỉ huy liền cho xe 390 vòng sau xe 843 và húc vào
cổng chính, phá tung cánh cửa sắt, vào trong sân Dinh Độc Lập.
Xe 843 ngay lúc đó cũng qua cổng vào trong sân dinh, tiếp đó nhiều xe khác cũng vào đầy sân.
Đội trưởng Bùi Quang Thận vì đã biết lệnh của quân đoàn, ai vào trước
thì cắm cờ lên dinh Độc Lập nên đã xuống xe, cầm cờ giải phóng chạy lên
tầng thượng, giật rơi cờ chính quyền Sài Gòn và kéo lên lá cờ của Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
"Lúc ấy là đúng 11h30 phút ngày 30/04/1975. Cùng lúc, toàn bộ nội
các chính quyền Sài Gòn bị bắt sống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn
thắng", tướng Trang viết.
Theo tướng Trang, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 vào Dinh Độc Lập lúc đó có
Tư lệnh Nguyễn Hữu An, Phó cư lệnh Hoàng Đan, Phó chính ủy Nguyễn Công
Trang cùng một số cán bộ đi cùng.
Ngay sau đó, Tư lệnh đã chỉ thị ngay việc bố trí canh gác và sẵn sàng chiến đấu.
"Tôi nhắc cán bộ cơ quan đi cùng phải duy trì nghiêm kỷ luật, vì
theo quy định của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 2 phải
bàn giao Dinh Độc Lập cho Quân đoàn 4 quản lý.
Tôi cũng giao nhiệm vụ cho cán bộ chính trị đi cùng tôi đến chỗ
phòng họp ghi loại toàn bộ danh sách nội các chính quyền Sài Gòn đang
ngồi đợi ở đó...", trích hồi ký của tướng Trang.
Theo lời kể của tướng Trang, rút kinh nghiệm từ bài học giải phóng Đà
Nẵng, không có những quy định cụ thể để đảm bảo trật tự cho thành phố,
dẫn đến việc người dân tự ý phá kho gạo khu vực bán đảo Sơn Trà lấy gạo
ăn, gây mất trật tự.
Sau khi Dương Văn Minh được đưa tới Đài Phát thanh Sài Gòn (đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm) phát lệnh cho ngụy quân đầu hàng vô điều kiện, Bộ Tư
lệnh phân công ông dự thảo bản thông cáo số 1 của Quân Giải phóng miền
Nam Việt Nam,
Viết xong, ông đưa cho Tư lệnh An và Phó Tư lệnh Đan, phái viên
Nguyễn Nam Long của Bộ chỉ huy chiến dịch đọc góp ý, sau đó đưa đến đài.
Khoảng 13 giờ chiều hôm đó, đài phát thanh Sài Gòn đã đọc bản quân lệnh ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.
Nội dung bản quân lệnh số 1 do tướng Trang chấp bút viết. Ảnh tư liệu.
"...Quân giải phóng đã làm chủ hoàn toàn thành phố Sài Gòn – Gia
Định lúc 11h30 ngày 30/4/1975. Chính quyền Sài Gòn đã đầu hàng vô điều
kiện và tạm thời nêu sáu quy định để mọi người thực hiện như:
Các sở điện nước phải hoạt động, ngụy quân ngụy quyền phải đến
trình diện ở Ủy ban quân quản sẽ đặt ở các quận huyện; không ai được lấy
của công;
Sẽ thiết quân luật từ 18h30 tối 30/4/1975 đến 6h sáng 1/5/1975, ai ở đâu ở nguyên đó không được đi lại trong thành phố...", trích nội dung bản quân lệnh.
Do kịp thời thông báo Bản quân lệnh trên toàn thành phố mà đêm 30-4
năm ấy, Sài Gòn đã bình yên, điện trên các ngõ đường được thắp sáng.
Bữa cơm ở Dinh Độc Lập
Cũng theo vị tướng già, bữa ăn trưa vào chiều ngày 30/4/1975 của Quân
đoàn vẫn theo nếp hàng ngày là từng xe nấu riêng trong ống “coóng” (ăng
gô) treo ở gốc cây, vẫn là cá khô, thịt hộp, rau khô.
Khi vào chiếm được Dinh Độc Lập, Quân đoàn đã phân công cán bộ giữ chìa khóa tất cả các phòng, các kho.
Đến giờ nấu ăn, cán bộ đó đã gọi nhân viên nhà bếp của Dinh Độc Lập
đang ngồi ở góc sân đi theo vào kho để đồng chí ấy phát lương thực, thực
phẩm nấu cho các thành phần nội các đang ở trong phòng họp.
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 giao
nhiệm vụ cho các đơn vị đánh chiếm Dinh Độc Lập. Tướng Nguyễn Công Trang
là người thứ 3, từ phải vào (Ảnh tư liệu).
Cũng theo thiếu tướng Trang, khi nấu xong, trực tiếp ông đã mời ông
Dương Văn Minh và cộng sự thân cận là Vũ Văn Mẫu dùng bữa cùng nhưng họ
từ chối.
Tuy nhiên, khi đó, ông Dương Văn Minh đã nói: “Các ông nhân đạo quá”.
Sau khi ăn xong, các anh em trong đơn vị vẫn tráng miệng bằng nước gạo rang như thường lệ.
Chiều ngày 30/4, khi có người mang tới một lá cờ giải phóng cỡ to,
tướng Trang đã cử ngay người lên thay lá cờ nhỏ mà đồng chí Bùi Quang
Thận đã treo ở dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.
40 năm đã trôi qua, dù tuổi cao, trí nhớ giảm sút nhiều nhưng có lẽ
những kỷ niệm, niềm hạnh phúc của ngày 30/4/1975 sẽ mãi không thể nào
quên trong tâm trí vị tướng già này.
"Khó có thể diễn đạt được niềm vui khôn tả trong đêm 30/4/1975.
Tâm trạng lâng lâng, tôi về đến Chỉ huy Sở cơ bản đã khuya, thấy một số
anh em mắc võng ở đây để ngủ.
Tôi và đồng chí công vụ cũng mắc võng ở cây. Đêm đó, tôi cứ thao thức không sao ngủ được.
Tôi nghĩ về những người đồng đội kề vai sát cánh chiến đấu đã
vĩnh viễn nằm lại trên những nẻo đường chiến trận, nhớ về những ngày
gian khổ, ác liệt đã qua…
Trải mấy mươi năm, một lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, chúng tôi đã đi tới ngày toàn thắng", tướng Trang bày tỏ.
theo Trí Thức Trẻ
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975:
Sức mạnh từ sự thần tốc, quyết chiến!
Góp phần quan trọng làm nên chiến thắng cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đó là sự lãnh đạo hết sức
sáng tạo, biết nắm lấy thời cơ của Đảng và quân đội ta. Từ kế hoạch giải
phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 đã được rút xuống còn một năm,
và từ một năm đã rút xuống còn ba tháng…
Quân giải phóng chiến trường Thiết giáp của ngụy tại
căn cứ Nước Trong (Biên Hòa). Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực
của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn, tấn công địch với sức mạnh vũ
bão và tiêu diệt toàn bộ tuyến phòng thủ từ vòng ngoài của địch. Ảnh:
Hứa Kiểm (TTXVN)
Vai trò của Tổng hành dinh
Phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của cơ quan tổng hành dinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” do
thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14/4, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng
Viện lịch sử Đảng cho rằng một trong những điều quan trọng tạo nên thành
công của cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đó là Đảng ta
đã biết nắm lấy thời cơ, biết vận dụng linh hoạt chiến thuật và chiến
lược để luôn giành thế chủ động tiến công tiêu diệt địch. Từ kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 đã được rút xuống còn một năm, và từ một năm đã rút xuống còn ba tháng…
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam được ký kết. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung
ương Đảng đánh giá: Thắng lợi quan trọng nhất của Hiệp định Paris
là quân Mỹ thì ra, còn quân ta thì ở lại. Chúng ta đã thực hiện được vế
đầu rất căn bản là đánh cho Mỹ cút và giờ đây là đánh cho Ngụy nhào,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hội nghị lần thứ 21 BCH
Trung ương Đảng khóa III họp vào tháng 7/1973 đã xác định: Con đường của
cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình
hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược
tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
Kế hoạch chiến lược dự định thực hiện theo hai bước: Bước một, năm
1975, mở cuộc tiến công rộng khắp ba vùng rừng núi, nông thôn, đồng bằng
và đô thị; đánh bại về cơ bản chương trình bình định của địch, làm tan
rã một bộ phận quan trọng chủ lực quân đội Sài Gòn. Bước 2, năm 1976
thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam,
hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tây Nguyên được
xác định là chiến trường chủ yếu trong tiến công.
Tận dụng thời cơ trong và ngoài nước
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Nixon từ chức liên quan đến vụ nghe trộm
điện thoại, Hội nghị Bộ Chính trị đã họp vào cuối tháng 9/1974 xác định:
Nhiệm vụ cấp bách lúc này là động viên những nỗ lực cao nhất của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tiến công và nổi dậy
cuối cùng. Sau khi đánh thăm dò và giành chiến thắng lớn trong chiến
dịch đường 14, giải phóng toàn tỉnh Phước Long, bên cạnh chiến lược cơ
bản 2 năm, Bộ Chính trị còn dự kiến một kế hoạch giải phóng hoàn toàn
miền Nam trong năm 1975 khi thời cơ chiến lược xuất hiện.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng
giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và
toàn thắng”.
Trích Mệnh lệnh ngày 7/4/1975 của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi các Bộ Tư lệnh toàn miền Nam
Chỉ tính trong vòng 1 năm từ đầu năm 1974-1975, Bộ Tổng tư lệnh đã đưa
vào chiến trường miền Nam 410.000 lượt người gồm nhiều quân binh chủng
và nhiều quân trang, thiết bị, vật tư, lương thực phục vụ chiến đấu.
Ngay sau khi quân ta giành thắng lợi vang dội ở mặt trận Tây Nguyên,
chính quyền Sài Gòn hoang mang cực độ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã
quyết định rút quân khỏi Kon Tum, Pleiku, rút chạy khỏi Tây Nguyên. Chớp
lấy thời cơ chiến lược này, quân ta thừa thắng xông lên, truy kích,
giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Bộ Chính trị
và Quân ủy Trung ương đã nhận thấy thời cơ có thể giải phóng miền Nam
ngay trong năm 1975 như dự kiến. Trên nhiều mặt trận, quân địch liên tục
suy yếu.
Theo Đại tá Trần Ngọc Long, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, ngay sau
khi đập tan lực lượng của địch tại Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân ủy
Trung ương đã chỉ đạo phải đồng thời tấn công và giải phóng các đảo,
khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Ngày 4/4/1975, thay mặt Bộ Tổng tư
lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi một bức điện đặc biệt cho Khu ủy,
Bộ Tư lệnh Khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân chính thức giao nhiệm vụ giải
phóng quần đảo Trường Sa và coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngày 28/4
quân ta đã làm chủ đảo Sinh Tồn và sau đó là đảo Trường Sa Lớn.
Sau khi giành thắng lợi tại Đà Nẵng và nhiều chiến trường, Bộ Chính trị nhận định: Nắm
vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy,
kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng Tư năm nay, không để chậm. Phải hành động thần tốc, táo bạo và bất ngờ. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp.
Ngày 10/4/1975, bộ chỉ huy Chiến dịch Sài Gòn-Gia Định quyết định tập
trung lực lượng và binh khí kỹ thuật, phát huy sức mạnh tổng hợp tạo
thành thế áp đảo nhanh chóng, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch
còn lại, đập tan ngụy quyền từ trung ương đến cơ sở, giải phóng Sài
Gòn-Gia Định, tạo điều kiện giải phóng miền Nam.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý đổi tên Chiến dịch giải phóng sài
Gòn-Gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiều ngày 26/4/1975, từ năm
hướng (Bắc, Đông, Đông Nam, Tây, Tây Nam), các cánh quân đồng loạt nổ
súng tiến công, mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử! Với khí thế
tiến công dũng mãnh, áp đảo về lực lượng và thế trận, trưa ngày
30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc với thời gian ngắn nhất
trong lịch sử chiến dịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Thần tốc, táo bạo!
Phân tích về những bước ngoặt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân năm 1975, TS Nguyễn Đình Lê (Đại học KHXH&NV Hà Nội) và Th.S Lê
Đình Hùng (Học viện Chính trị, Bộ Công an) cho rằng, Bộ Chính trị, Quân
ủy Trung ương đã thực sự có sáng tạo và quyết đoán đặc biệt, biết tận
dụng những thời cơ trong và ngoài nước. Điển hình như vụ Tổng thống Mỹ
Nixon phải từ chức và kết quả của chiến thắng đường 14 Phước Long. Sự
kiện Phước Long diễn ra khi Bộ Chính trị đang họp bàn về kế hoạch giải
phóng miền Nam và có ý nghĩa như một trận trinh sát chiến lược, thăm dò
phản ứng của Hoa Kỳ.
Như vậy qua 2 năm thăm dò, bài toán về thời cơ giải phóng miền Nam đã
được trải nghiệm. Cân nhắc thế và lực của hai bên, trong các hội nghị
của Bộ Tư lệnh tối cao diễn ra từ cuối năm 1974 đến đầu năm 1975 tại
Tổng hành dinh, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đi đến quyết định
quan trọng: cách mạng miền Nam có đủ điều kiện và cần thiết phải tiến
lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong thời gian ngắn.
Th.Phan Sỹ Phúc, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự Việt Nam
khẳng định, trong rất nhiều bức điện, chỉ thị của Tổng hành dinh đến các
chiến trường thì bức điện khẩn ngày 7/4/1975 của Đại tướng Tổng tư lệnh
Võ Nguyên Giáp là một bức điện đặc biệt được đảng viên, chiến sỹ coi là
“kim chỉ nam” góp phần đẩy nhanh tốc độ tiến công thẳng vào sào huyệt
của địch, giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn. Mệnh lệnh ấy thực sự
còn là nguồn lực tăng thêm ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân
ta.
Thứ năm, 30/04/2015 | 12:6 GMT+7
Trận đánh trước cửa ngõ Sài Gòn
"Trưa 30-4-1975, trên
đường vào dinh Độc Lập, nhân dân thành phố Sài Gòn ra đứng kín hai bên
đường đón bộ đội giải phóng trong niềm hân hoan chiến thắng và cùng hô
vang: “Hoan hô Sài Gòn đã được giải phóng! Hoan hô bộ đội giải phóng!
Không có chiến tranh trong thành phố...”. Chúng tôi vô cùng vui sướng và
càng khâm phục hơn sự tài tình trong chỉ đạo chiến lược của Bộ Tổng tư
lệnh chiến dịch trong cuộc quyết chiến cuối cùng. Với quyết định cho Sư
đoàn 304 và một số đơn vị chủ lực tập trung tiêu diệt địch tại một số
căn cứ vòng ngoài, chúng ta đã kéo lực lượng địch ra ngoài đánh, giữ cho
thành phố nguyên vẹn khi bộ đội ta vào giải phóng..."-Trung tướng
Nguyễn Ân, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) xúc động nhớ
lại kỷ niệm 40 năm trước.
Theo bước chân thần tốc, sau khi giải
phóng Đà Nẵng, Sư đoàn 304 trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn 2 vinh
dự được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 23-4-1975, sư
đoàn được giao nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu của quân đoàn với
nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Nước Trong, Long Bình, cầu xa lộ, cùng lực
lượng thọc sâu của quân đoàn tiến thẳng vào Sài Gòn. Thời gian chuẩn bị
chiến đấu gấp, chỉ có 3 ngày. Đúng ngày 26-4, theo quyết định của quân
đoàn, đơn vị phải nổ súng. Trước một trận đánh quan trọng, chúng tôi hết
sức lo lắng vì thời gian chuẩn bị gấp, chiến trường chưa quen, chiều
sâu nhiệm vụ quá sâu, mục tiêu đánh địch ở đâu cũng chưa rõ, lại không
có thời gian tổ chức đi trinh sát nhiều lần như các chiến dịch trước
đây. Trên tay tôi lúc đó chỉ có mỗi bộ bản đồ. Đang lúc vô cùng lo lắng
thì tối hôm đó, sau khi Đảng ủy Sư đoàn họp giao nhiệm vụ cho các đơn vị
xong, lực lượng trinh sát báo cáo bắt được một số tù binh. Tôi trực
tiếp xuống gặp gỡ, động viên các tù binh bị bắt giúp dẫn đường cho sư
đoàn chiến đấu và họ đã nhận lời. Vấn đề mục tiêu chiến đấu, địa hình xa
lạ đã được giải quyết...
 |
Trung tướng Nguyễn Ân (bên trái) và đồng đội ôn lại kỷ niệm 40 năm trước. |
Từ 4 giờ ngày 24-4-1975, sư đoàn và các
trung đoàn tổ chức đi trinh sát, chuẩn bị chiến trường. Trinh sát đến
đâu, chúng tôi giao nhiệm vụ và thông qua kế hoạch chiến đấu cho các đơn
vị ngay đến đó. Tiếp theo là đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa, trong
khoảng thời gian từ 20 giờ ngày 25-4 đến 17 giờ ngày 26-4 là phải nổ
súng tiến công. Tình hình khi đó rất khẩn trương, khắc phục khó khăn, bộ
đội ta vào chiếm lĩnh vị trí bảo đảm bí mật, có nơi chỉ cách địch gần
100m, xây dựng trận địa xuất phát tiến công...
Mặc dù bị địch lùng sục, đánh phá nhưng
toàn đơn vị vẫn giữ được bí mật. Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, cuộc tiến
công trên toàn mặt trận phía đông và đông nam Sài Gòn chính thức bắt
đầu. Pháo binh của Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 đã trút bão lửa vào Hố
Nai, Biên Hòa, Nước Trong, Long Thành... Trung đoàn 9 và Trung đoàn 24
của Sư đoàn 304 chiến đấu dũng cảm, giành với địch từng tấc đất, trước
sự chống trả quyết liệt của địch. Đêm 26-4, địch điều động thêm 2 chiến
đoàn 322 và 318 từ Biên Hòa ra tăng cường phòng ngự để phản kích chặn ta
ở căn cứ Nước Trong, khiến bộ đội ta gặp không ít khó khăn...
Trước tình hình đó, chiều 27-4, Thường vụ
Đảng ủy Sư đoàn đã họp, đánh giá tình hình, kết quả chiến đấu, đồng
thời đề nghị quân đoàn tăng cường lực lượng 5 đại đội xe tăng để tăng
sức đột kích, tạo thuận lợi cho sư đoàn đánh dứt điểm, không cho địch
thực hiện âm mưu “trì hoãn chiến”. Được cấp trên tăng cường lực lượng,
từ chiều 28 đến sáng 29-4, Sư đoàn 304 đã tổ chức đợt tiến công quyết
định đánh địch ở ngã ba Đường 15, hoàn thành nhiệm vụ mở đường cho lực
lượng thọc sâu của quân đoàn bước vào chiến đấu, nhanh chóng tiến vào
đánh chiếm dinh Độc Lập, góp phần cùng với các cánh quân của ta làm nên
chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975.
VŨ HOÀNG (Ghi theo lời kể của Trung tướng NGUYỄN ÂN)
Vị tướng chiến trường và trận đánh cuối cùng ngày 30/4
Trường Nguyên | 30/04/2015 07:21
Chia sẻ:
Trải qua nhiều trận chiến ác liệt, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ vẫn
không thể quên cảnh người dân tràn ra đường khi ông dẫn đoàn quân tiến
vào Sài Gòn ngày 30/4 của 40 năm trước.
Trong căn nhà nhỏ ở quận 12 (TP HCM), thiếu tướng Trần Ngọc Thổ
(66 tuổi, quê gốc Hưng Yên, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7) hàng ngày
vẫn miệt mài xem văn bản, tài liệu liên quan đến Hội Nạn nhân chất độc
màu da cam Việt Nam, nơi ông đang đảm nhận chức Phó chủ tịch.
Trong 47 năm theo binh nghiệp, người bộ đội giải phóng quân Tám Thổ
tham gia hàng trăm trận đánh ở chiến trường Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, biên giới Tây Nam cho đến chiến trường Campuchia.
Suốt cuộc đời binh nghiệp, người bộ đội ấy bị thương đến 11 lần. Ông 8
lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới,
Chiến sĩ thi đua của Trung đoàn 88.
Dù đã về hưu, vị tướng già vẫn bỏ ra nhiều thời gian đòi lại công bằng cho các nạn nhân chất độc màu da cam.
Ông chia sẻ: “Họ đang mang trên mình nỗi đau chiến tranh. Có nạn nhân
là con cháu của những người bộ đội sẵn sàng hy sinh để đất nước hòa
bình như hôm nay. Họ cần có được sự công bằng".
Khi nhắc những ngày cuối tháng 4/1975, vị tướng Tám Thổ sôi nổi hẳn
lên. Ông cho biết, niềm hạnh phúc vỡ òa trong ngày thống nhất là giây
phút suốt đời ông không thể quên.
"Tháng 3/1975, tôi đang được huấn luyện ở Bộ tham mưu Quân khu 8.
Tuy nhiên, tình hình chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ và bước
vào giai đoạn quyết định, Quân khu 8 quyết định cho chúng tôi kết thúc
khóa huấn luyện sớm, trở về đơn vị rồi ra chiến trường”.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng quân khu 7 tại nhà riêng. Ảnh: Trường Nguyên.
Trần Ngọc Thổ được điều về làm Phó tham mưu tác chiến Trung đoàn 88.
Có kế hoạch tỉ mỉ, chiến lược rõ ràng nên việc hành quân về Sài Gòn vào sáng 29/4/1975 gặp nhiều thuận lợi.
Những quân lính Việt Nam Cộng hoà ở các đồn bốt nhỏ dọc đường khi
nghe quân giải phóng thì bỏ chạy tán loạn. Đi đến đâu, đoàn quân cũng
được người dân địa phương giúp đỡ nhiệt tình.
Theo tướng Thổ, nhiều gia đình ở Long An còn tháo cả những tủ thờ làm bằng gỗ quý cho bộ đội làm mái che hầm hào, công sự.
Có người thu gom gạo lúa góp thêm phần ăn cho đoàn quân. Điều họ mong
chờ là đất nước thống nhất, hòa bình để mọi người được sống bình an,
không khói lửa chiến tranh.
Trung đoàn 88 đến Long An thì đối đầu với cứ điểm Cần Giuộc của địch.
Quân địch tại đây chống trả quyết liệt. Xác định đây có thể là trận
đánh lớn, một bộ phận Trung đoàn 88 nhận nhiệm vụ bao vây cứ điểm.
Hình ảnh người dân Sài Gòn đổ ra đường mừng thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu.
Song song với việc bao vây, tướng Thổ báo cáo cấp trên về ý định làm công tác địch vận, tránh đổ máu.
Trận đánh cam go nên hai bên 'dùng dằng' mãi. Tuy nhiên, sau công
tác địch vận cũng như nhận thấy khí thế quân giải phóng quá mạnh, đối
phương tại cứ điểm Cần Giuộc gần như mất ý chí chiến đấu.
"Đêm 29 rạng sáng 30/4, một tiểu đoàn tấn công nhưng chỉ gặp kháng cự
yếu ớt. Quân giải phóng sau đó tiếp quản rồi tập trung lực lượng, tiến
về Sài Gòn qua ngã quốc lộ 50", ông kể.
Lúc 11h30 ngày 30/4, Trung đoàn 88 đang tiến nhanh vào Sài Gòn, qua
khỏi quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh bây giờ) thì nghe tiếng của Tổng thống
Việt Nam cộng hoà Dương Văn Minh qua làn sóng phát thanh tuyên bố đầu
hàng vô điều kiện.
“Nghe được tin ấy, cả Trung đoàn vui mừng khôn xiết. Nhiều chiến sĩ
rơi nước mắt vì từ nay đất nước thống nhất, được sống trong hòa bình,
hạnh phúc.
Tiến vào nội đô Sài Gòn, chúng tôi thấy biển người, cờ hoa tràn ngập
mừng đoàn quân giải phóng, mừng ngày đất nước thống nhất. Hình ảnh đó
khắc sâu vào tâm trí tôi cho đến tận hôm nay”, vị tướng trận mạc kể về
thời khắc lịch sử.
Trung đoàn 88 tiếp tục hành quân thần tốc tấn công Tổng nha Cảnh sát
và sau đó hành quân đến chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tối cùng ngày, Trung đoàn giải phóng Cảng Sài Gòn, vượt cầu Tân Thuận
chiếm kho quân vụ rồi giải phóng kho xăng Nhà Bè. Đến 22h ngày 30/4,
chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ hoàn toàn.
Trận chiến đòi công bằng cho nạn nhân chất độc da cam
Đất nước thống nhất nhưng chưa yên ổn bao lâu, người lính Tám Thổ
tiếp tục lên đường chiến đấu ở biên giới Tây Nam chống quân diệt chủng
Pôn Pốt.
“Những năm tháng vào sinh ra tử trên chiến trường, cũng nhờ người
dân, bà mẹ Nam Bộ đã cưu mang, che chở tôi vượt qua gian khó, hiểm
nguy”, tướng Thổ tri ân.
Thiếu tướng Tám Thổ ngày đêm nghiên cứu
các tài liệu để đòi lại công bằng cho nạn nhân chất độc da cam của Việt
Nam. Ảnh: Trường Nguyên.
Rời quân ngũ, vị thiếu tướng già trở về cuộc sống đời thường. Nhưng phẩm chất của người bộ đội Cụ Hồ không cho ông ngồi yên.
Hình ảnh những nạn nhân chất độc màu da cam do quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam khiến ông đau đáu, ăn ngủ không yên.
Ông quyết định phải làm điều gì đó để giảm bớt nỗi đau cho những người không may.
Và từ đó, ông lao vào cuộc chiến khác - Cuộc chiến đi tìm công lý cho những nạn nhân chất độc da cam.
Hiện, ông đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc màu da
cam Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP HCM.
“Những cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam đã được bồi thường,
còn nạn nhân Việt Nam thì không, trong đó có nhiều người bị ảnh hưởng
chất độc từ cha mẹ là bộ đội giải phóng năm xưa.
Đó là sự bất công. Chúng ta phải đòi bằng được công lý cho họ”, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ nói.
theo zing.vn
Những hình ảnh lịch sử ngày 30/4
30/04/2015 06:49
Chia sẻ:
Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa
30/4/1975 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, người dân đổ ra đường trong
niềm vui thống nhất.
Quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.
Bộ đội pháo binh trước giờ xuất kích.
Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười.
Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.
Đánh chiếm cầu Thị Nghè sáng 30/4/1975.
Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu
đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc, đồng
chí Nguyễn Đức Thọ là người nổ phát súng B40 đầu tiên khai màn tấn công.
Đêm 29/4, ở cánh Tây Nam, Sư đoàn 9 đảm
nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng
sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An, nhận
nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm.
Từ hướng Bắc, quân đoàn 1 theo đường 1
tiến vào Sài Gòn. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương
tiện thuỷ, bộ và đường không nên quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một
ngày so với các đơn vị khác.
5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu.
Chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn.
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào
sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe
843, lấy lá cờ trên xe của mình đem treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc
Lập lúc 11h30.
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.
Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Người dân tổ chức diễn hành trong ngày thống nhất.
theo zing.vn
'823 ngày đêm' ở trại Davis
Cuộc đấu tranh của cán bộ chiến sỹ trại Davis
ngay giữa lòng Sài Gòn để đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuân thủ Hiệp
định Paris với nhiều câu chuyện cảm động về lòng kiên trung, bất khuất,
mưu lược, dũng cảm đã trở thành huyền thoại, góp phần làm nên Đại thắng
mùa Xuân năm 1975.
Ông Ngô Minh Dũng hiện nay.
Tròn
40 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều câu
chuyện cảm động, ít người biết về những ngày sống trong hang ổ kẻ thù đã
được các nhân chứng ôn lại.
Chiến sĩ giải phóng xoa đầu chuẩn tướng sài gòn
Ông Ngô Minh Dũng, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ là một trong những người trải qua 823 ngày đêm ở trại Davis.
Ngày ấy, ông Dũng mới 20 tuổi, trẻ nhất trại Davis. Ông được giao
nhiệm vụ bảo vệ và lễ tân, thường xuyên gặp lãnh đạo các đoàn trong ban
liên hợp quân sự hai bên và bốn bên. Ông Dũng nói giọng Bắc lại thuộc
Đoàn đại biểu quân sự miền Nam nên được nhiều người chú ý. Kẻ thù nghi
ngờ, trong đó có chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, Phó Đoàn đại biểu quân sự
chính quyền Sài Gòn.
Phan Hòa Hiệp luôn tìm cách gây rối trong các cuộc gặp và bị ta khôn
khéo vạch trần. Có lần, không cãi được, chuẩn tướng Hiệp vớ lấy gạt tàn
thuốc định ném đại tá Võ Đông Giang, nguyên phó trưởng đoàn đại biểu
quân sự miền Nam.
Ông Dũng nhớ lại: Hôm ấy tôi đang làm nhiệm vụ thì ông Hiệp đến bên
cạnh. Ông ta bất ngờ vỗ vai tôi hỏi bâng quơ: Hình như lúc trước tui gặp
ông ở ngoài Bắc. Lúc đó ông làm cái chức gì đó, phải không?
Ông Ngô Minh Dũng (hàng đầu, ngoài cùng bên trái) cùng Đoàn đại biểu quân sự của ta và Đoàn bạn tại trại Davis.
Nếu xử lý tình huống này không khéo, địch có thể vin vào để rêu rao, vu
cáo ta hòng phá hoại Hiệp định Paris. Ông Dũng đáp lại: Chuẩn tướng nói
gì lạ vậy, tui ở trong này, có biết miền Bắc như thế nào đâu.
Ông ta không vừa, vặn vẹo: Là dân trong này sao ông nói giọng Bắc?
Ông Dũng trả lời: Bố mẹ tôi là người Bắc, vào Nam làm đồn điền cao su
và đẻ ra tôi. Cả khu tôi ở là người Bắc, tôi không nói giọng Bắc mới
lạ!
Chuẩn tướng Hiệp chịu thua, bước ra cửa. Điều ông ta không ngờ trong
quá trình đối đáp, tay lính Việt Cộng trẻ măng dám xoa đầu y. Ông Dũng
nói ông hành động có chủ ý, phải cho địch thấy mình cao tay hơn. Chúng
vỗ vai thì mình xoa đầu.
Ông Ngô Minh Dũng (hàng đầu, thứ tư từ trái sang) cùng Đoàn đại biểu quân sự Ba Lan tại trại Davis.
Đưa cờ, vũ khí vào Sài Gòn bằng máy bay địch
Ông Trần Trung Đệ (80 tuổi), nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ lúc ấy
là thiếu úy, phụ trách công tác tuyên huấn trong trại. Ông Đệ kể: Vào
trại Davis được vài ngày thì đến Tết Quý Sửu 1973. Mỹ chưa cung cấp
lương thực, thực phẩm cho trại nên cái tết đầu tiên giữa lòng địch, anh
em chỉ ăn lương khô, cần trao đổi, bàn bạc thì ra ngoài vì địch gắn rệp
và các thiết bị nghe lén tinh vi trong nhà.
Đêm giao thừa, một chiến sỹ cắm lá cờ Tổ quốc trước cửa nhà. Chính
quyền Sài Gòn điều trực thăng quần đảo, chiếu đèn sáng rực yêu cầu chúng
ta hạ cờ, nếu không chúng sẽ làm căng. Lãnh đạo đoàn ta đáp lại: Cờ anh
em treo mừng xuân, chừng nào hạ thì họ sẽ hạ. Các ông vào hạ cờ thì anh
em sẽ giữ cờ đấy!
Hằng tuần, ông Đệ nhận các thùng thiếc sơn màu xanh từ Hà Nội chuyển
vào trên các máy bay vận tải C.130 của Mỹ, bên trong chứa phim ảnh, sách
báo, tạp chí và các thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ. Nhiều hôm, ông
Đệ nhận được những thùng chứa đầy cờ đỏ sao vàng và cờ giải phóng. Ông
lờ mờ đoán ra nhưng không dám trao đổi với ai.
“Nhiều cờ quá, thỉnh thoảng phải đem ra phơi. Lính Sài Gòn thắc mắc:
Anh giải phóng ơi, cờ ở đâu nhiều thế? Chúng tôi bảo, phơi để mai mốt
treo, còn treo ở đâu thì các anh sẽ thấy” - ông Đệ kể.
Ông Trần Trung Đệ, người chỉ huy nhóm cắm cờ giải phóng tại trại Davis sáng 30/3/1975.
Tình thâm giữa hai chiến tuyến
Thiếu tá Bùi Thiện Khiêm, sỹ quan công binh chế độ Sài Gòn phụ trách
điện nước mỗi lần vào trại Davis gặp cán bộ chiến sỹ đều quan sát họ
thật lâu, như đang tìm người thân. Hành động này lập tức rơi vào tầm
ngắm của bộ phận an ninh.
Qua rà soát, bảo vệ trại phát hiện Đoàn ta có một cán bộ tên Bùi
Thiện Hùng là phiên dịch của Đoàn. Nhận định hai người có thể là người
thân nên lãnh đạo trại quyết định cho chạm mặt nhau. Quả nhiên, sau một
phiên họp, Bùi Thiện Khiêm đã chạy ào về phía đoàn ta, thảng thốt: Anh
Hùng ơi, em là Khiêm đây!
Hai anh em ôm chầm lấy nhau, nước mắt lăn dài. Cuộc hội ngộ như làn
nước mát tạm thời xua đi sự căng thẳng tột cùng sau cuộc gặp giữa các
bên. Anh Hùng cho biết khi tập kết ra Bắc vào năm 1954, Khiêm mới 10
tuổi. Hai anh em gặp lại nhau sau gần hai mươi năm trong hoàn cảnh hết
sức éo le.
Vụ việc được báo cáo với Trung tướng Trần Văn Trà, trưởng đoàn đại
biểu quân sự miền Nam. Tướng Trà quyết định cho anh Hùng gặp và cảm hóa
Khiêm. Từ đó, Khiêm không còn là công cụ phá hoại của địch nhằm gây chia
rẽ nội bộ của ta.
Sống dưới họng súng của địch, vẫn có những khoảnh khắc yên bình. Có
lần, đoàn ta thi đấu bóng chuyền giao hữu, thấy mình đánh hay quá, mấy
tay lính tiếu lâm: Ăn rau muống mà sao uýnh mạnh dữ vậy cha nội. Ông Đệ
cười, đáp: Ăn rau chỉ đánh vậy thôi, nếu ăn thịt chắc đập mấy ông gãy
tay.
Ngày lễ, tết, trại chiếu phim (màn ảnh rộng), biểu diễn văn nghệ.
Lính Sài Gòn trèo lên hàng rào xem rất đông, có người còn vỗ tay. Có
đêm, anh em trong trại hút thuốc lá Thăng Long, lính ngoài hàng rào hỏi
vọng qua: Anh Việt Cộng ơi, hút thuốc gì thơm dzậy. Cho tụi em xin mấy
điếu. Anh em moi đất dưới hàng rào tuồn gói thuốc ra cho lính. Có hôm
trại còn chuyển cho lính bánh kẹo, rượu nếp mới.
Ông Đệ nói tài xế chính quyền Sài Gòn bố trí phục vụ trại đa số là
nhân viên an ninh nhưng tiếp xúc nhiều họ dần dần có cảm tình với ta. Họ
thích nhất là rượu nếp mới và kẹo Hải Châu (Hải Phòng). Thi thoảng ta
vẫn tặng họ một ít. Nhiều người cần mẫn bóc từng cái nhãn của viên kẹo,
chai rượu ra, vuốt thật thẳng rồi giấu vào túi mang về cho người thân.
Cứ “rót” nhầm nhà tôi
Chiều 29/4/1975, ô tô chở GS Châu Tam Luân, linh mục Chân Tín và luật
sư Trần Ngọc Liễng đến trại Davis bị trúng pháo cháy rụi sau khi cả ba
người được đưa xuống hầm. Chỉ trong mười ngày, cán bộ chiến sỹ đã bí mật
đào địa đạo dài hơn nghìn mét bằng cọc màn, dao, nối thông các dãy nhà
với nhau. Để bẻ gãy sức kháng cự cuối cùng của không quân địch, qua điện
đài, trại Davis kêu gọi các cánh quân mạnh dạn pháo kích vào sân bay
Tân Sơn Nhất, nơi đặt trại. Hai cán bộ, chiến sỹ trại Davis đã ngã xuống
trước bình minh của chiến thắng.
Ông Ngô Minh Dũng kể
Chiến tranh VN qua ảnh của phóng viên tử nạn
Hồng Duy | 25/04/2015 16:31
Chia sẻ:
Larry Burrows, phóng viên chiến trường người Anh, tác nghiệp tại
Việt Nam từ năm 1963 tới khi tử nạn năm 1971. Những tác phẩm của ông
luôn cho thấy sự tàn khốc của cuộc chiến.
Larry Burrows, phóng viên tạp chí LIFE,
sinh năm 1926 tại London. Trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ
20, Mỹ tăng mạnh số lượng cố vấn tại Việt Nam, từ vài trăm lên hơn
10.000 người. Burrows tới Việt Nam vào năm 1963 để ghi lại những khoảnh
khắc khó quên trong cuộc chiến.
Trong những năm đầu thập niên 60 của thế
kỷ 20, người dân Mỹ không biết nhiều tới cuộc chiến cách họ nửa vòng
trái đất. Đầu tháng 1/1963, tạp chí LIFE đăng phóng sự ảnh tiêu đề
“Chúng ta sa lầy sâu hơn vào cuộc chiến tranh giữa rừng” gây chấn động
mạnh trong dư luận Mỹ. Phần lớn những bức ảnh trong bài do Larry Burrows
chụp trên chiến trường Việt Nam. Henry Luce, nhà sáng lập tạp chí TIME,
mua LIFE vào năm 1936 và giữ nguyên tên của tạp chí.
Burrows chứng kiến sự khốc liệt của cuộc
chiến nhưng ông không kịp thấy ngày hòa bình lập lại trên mảnh đất này.
Năm 1971, Burrows và 3 đồng nghiệp thiệt mạng khi trực thăng chở họ rơi
trong chiến dịch quân sự của Mỹ trên đất Lào nhằm cắt đứt tuyến đường
vận tải mà miền Bắc chi viện cho miền Nam. Ông hưởng dương 44 tuổi.
Lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cứu đồng đội sa lầy ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chiến đấu cơ Mỹ thả bom Napalm xuống một
khu vực. Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm mà quân đội Mỹ sử dụng
thường xuyên trong chiến tranh Việt Nam. Nạn nhân của bom Napalm sẽ bỏng
nặng. Ngay cả khi họ nhảy xuống nước, phốt pho trắng trong bom vẫn tiếp
tục gây bỏng tới tận xương.
Trực thăng H-21 của Mỹ đáp xuống để đón lính bị thương trong một trận chiến với quân Giải phóng.
Lính VNCH đốt mái nhà tranh trong một trận càn. Đây là dạng nhà phổ biến của nông dân Việt Nam ở những vùng nông thôn phía nam.
Đứa con đi theo cha, một người đàn ông mà lính VNCH nghi là du kích.
Binh lính dùng dao găm để tra khảo một thanh niên mà họ bắt trong một trận càn.
Lính trên trực thăng xả súng xuống trong một chiến dịch tìm và diệt.
Larry Burrows chụp bức ảnh nổi tiếng nhất
của ông vào tháng 10/1966. Jeremiah Purdie, một quân nhân bị thương,
bước về phía một đồng đội nằm trên mặt đất trong trận chiến khốc liệt ở
phía nam khu phi quân sự ngăn cách hai miền.
Bốn lính thủy đánh bộ Mỹ mang thi thể đồng
đội lên trực thăng trong tháng 10/1966. Anh ta thiệt mạng trong trận
chiến với quân Giải phóng tại điểm nóng mang tên Đồi 484.
theo zing.vn
Ảnh hiếm về thương binh Mỹ trong Chiến tranh VN
Minh Anh | 24/04/2015 10:26
Chia sẻ:
Những hình ảnh lính Mỹ bị thương vào năm 1966 góp phần khiến dư luận nước này nhận thức rõ hơn về cuộc chiến tại Việt Nam.
Jeremiah Purdie, một sĩ quan Thủy quân Lục
chiến Mỹ, được quấn băng trắng ở đầu, đi về phía đồng đội bị thương sau
trận giao tranh ở khu vực phi quân sự vào tháng 10/1966. Phóng viên ảnh
Larry Burrows đã không ngại nguy hiểm khi theo sát đoàn lính Mỹ nhằm
ghi lại những hình ảnh chân thực nhất. Ron Cook là người lính quân y ở
góc trái tấm hình. "Đó không chỉ là một bức ảnh", ông Cook nói trên tờ
Enquirer. Khi ra chiến trường, ông Cook mới 19 tuổi. "Cấp trên giao cho
tôi nhiệm vụ phải chăm sóc cho 56 binh sĩ. Nếu có người qua đời, bạn
phải ghi lại tên tuổi của họ và gửi về quê hương. Đó là nhiệm vụ quá lớn
lao đối với những thanh niên mới lớn như chúng tôi".
Một lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến
trường ở khu vực phi quân sự tại Việt Nam vào tháng 10/1966. Thư ký tòa
soạn của tạp chí Life, Ralph Graves, nhận xét về bộ ảnh rằng: "Niềm đam
mê lớn nhất của phóng viên ảnh Larry là giúp mọi người nhận ra thực tế
khắc nghiệt của cuộc chiến chứ không nên thờ ơ với nó".
Dưới sự yểm trợ của máy bay
quân sự, lính Mỹ thuộc tiểu đoàn 2 của lực lượng thủy quân lục chiến
bắt đầu một trận càn ở đồi 400 và đồi 484 trong khu rừng thuộc tỉnh
Quảng Trị.
Những binh sĩ Mỹ mang thi
thể đồng đội thiệt mạng trong trận chiến ở Đồi 484 vào tháng 10/1966.
Theo nhà báo Graves, ước mơ của phóng viên ảnh Larry là anh có thể ở lại
Việt Nam để chụp ảnh ngày hòa bình lập lại.
Lính Mỹ khiêng những đồng đội bị thương trong trận chiến ở phía nam khu vực phi quân sự.
Những người lính Mỹ giúp đỡ các binh sĩ bị thương sau chiến trận
Để có những tấm hình chân
thật về tổn thất của quân đội Mỹ tại Việt Nam, phóng viên ảnh Larry đã
đánh đổi bằng chính mạng sống của anh. Theo Huffington Post, Larry qua
đời vào tháng 2/1971 khi máy bay chở anh và 3 phóng viên khác gặp nạn ở
mặt trận tại Lào. Thảm kịch này cho thấy những nguy hiểm mà các phóng
viên chiến trường phải đối mặt.
Rất nhiều binh sĩ Mỹ bị thương trong chiến dịch Prairie ở khu vực phi quân sự tháng 10/1966.
Tạp chí Life nhận định, bộ
ảnh của phóng viên Larry là sự phản ánh rõ ràng và sâu đậm nhất về hiện
thực kinh hoàng trong chiến tranh ở Việt Nam, một trong những cuộc chiến
mà nước Mỹ gánh chịu tổn thất nặng nề nhất.
Lính Mỹ băng bó cho đồng đội bị thương sau trận đụng độ vào tháng 10/1966.
Những binh sĩ Mỹ tham gia chiến dịch quân sự mang tên Operation Prairie diễn ra gần khu vực phi quân sự năm 1966.
Một trong những tấm hình ấn tượng về
thương vong của lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam đã trở thành ảnh bìa
của tạp chí Life ngày 28/10/1966.
theo Zing
Chiến tranh Việt Nam qua ảnh phóng viên quốc tế
Hồng Duy | 25/04/2015 07:20
Chia sẻ:
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, lính ngụy đánh một người đàn
ông bị tình nghi là quân Giải phóng là hình ảnh ấn tượng về Chiến tranh
Việt Nam trên báo nước ngoài.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva chia đôi
Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Chính
quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn tạm thời kiểm soát miền nam đất
nước. Ảnh: AFP
Một trận càn năm 1962 do quân đội Việt Nam
Cộng hòa (VNCH) tiến hành được ghi lại từ trực thăng. Khi quân đội Mỹ
chưa chính thức tham chiến, các trận càn do lính VNCH thực hiện. Ảnh:
Getty
Một thường dân khóc khi bị lính VNCH tra khảo tháng 8/1962. Ảnh: AP
Chiến đấu cơ Mỹ ném bom Napalm xuống khu
vực tình nghi là nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng. Mỹ giúp đỡ
chính quyền VNCH bằng viện trợ quân sự. Số cố vấn Mỹ có mặt tại Việt Nam
tăng từ 900 lên 11.000 trong giai đoạn 1960-1962. Ảnh: Getty
Tang lễ 7 lính Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam
trong vụ rơi trực thăng năm 1963. Quan tài của họ được đưa lên máy bay
quân sự trở về nước. Ảnh: Getty
Tháng 6/1963, nhà sư Thích Quảng Đức tự
thiêu trên một tuyến phố ở Sài Gòn nhằm phản đối các chính sách phân
biệt đối xử nhằm vào Phật giáo. Ảnh: AP
Người cha mang thi thể đứa con nhỏ tới
cạnh xe bọc thép chở lính VNCH. Đứa trẻ thiệt mạng sau trận càn của lực
lượng này qua ngôi làng của họ ở gần biên giới Campuchia tháng 3/1964.
Ảnh: AP
Tàu khu trục USS Maddox của Hải quân Mỹ ở
Vịnh Bắc Bộ. Phía Mỹ tuyên bố con tàu bị Hải quân Quân đội Nhân dân Việt
Nam tấn công tháng 8/1964. Sau đó, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên
bố vụ tấn công thứ hai xảy ra, khiến Quốc hội Mỹ quyết định cho phép
quân đội tham chiến đầy đủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sự kiện không
có thật. Phía Mỹ đổ lỗi cho radar bị nhiễu dẫn tới tuyên bố sai lầm này.
Ảnh: AP
Lính VNCH chuẩn bị lên trực thăng Mỹ sau một cuộc lùng bắt ở đồng bằng sông Cửu Long tháng 10/1964. Ảnh: AP
Lính ngụy đánh một người bị tình nghi là
quân Giải phóng trong tháng 10/1965. Ông là một trong 15 người bị bắt
sau trận càn. Ảnh: AP
Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh năm 1966 giữa binh lính VNCH và lính Mỹ với quân giải phóng. Ảnh: AP
Nữ chiến sĩ sử dụng vũ khí chống tăng
trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Quân Giải phóng đồng
loạt tấn công 36 thành phố lớn ở miền Nam. Ảnh: Getty
Những kỉ vật vô giá làm từ đạn bom, xác máy bay trong chiến tranh
B. Bình | 14/05/2014 15:42
Chia sẻ:
(Soha.vn) - Những phế liệu chiến tranh đã được chế tác thành những
vật dụng sinh hoạt hữu ích phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
-
Hàng chục đồ vật sinh hoạt trong thời kỳ
chống Mỹ cứu nước và thời kỳ bao cấp, làm từ phế liệu chiến tranh gồm vỏ
bom, pháo sáng, xác máy bay, vỏ đạn pháo.... đã được trưng bày tại
triển lãm "Tôi kể chuyện này" do Báo Hà Nội mới tổ chức tại Hà Nội.
Đó là vỏ quả bom 250 cân được làm thành
kẻng; vỏ bom bi làm thành vành xe đạp; vỏ đạn pháo làm thành các loại lọ
cắm hoa; dây dù đan thành võng; dù pháo sáng làm thành khăn choàng cắt
tóc; riđô cho các cặp vợ chồng; khăn quàng cổ mùa đông; mũ sắt làm cối
giã cua, chậu đựng nước thử săm thủng của thợ sửa xe đạp, gầu múc nước;
đèn làm từ vỏ quả đạn M79, ống pháo sáng...
Triển lãm cũng trưng bày 16 loại đồ dùng
gồm điếu cày, gạt tàn thuốc lá, vỏ phích, đĩa đựng chén uống nước, hòm
đựng quần áo, bàn uống nước... làm từ xác máy bay. Đặc biệt, có 5 loại
đồ dùng làm từ xác máy bay B52 bị bộ đội Phòng không - Không quân Việt
Nam bắn cháy trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972.
-
Hầu hết trong 52 hiện vật do nhà báo Nguyễn
Ngọc Tiến sưu tầm trong nhiều năm qua, số còn lại được mượn của các cá
nhân. Đây là lần đầu tiên các đồ vật làm từ phế liệu chiến tranh được
trưng bày thành một triển lãm.
Những kỉ vật vô giá này giúp người xem nhớ về chiến thắng hào hùng của
quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến, cũng như sinh hoạt đời thường
của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. -
-
Chiếc thau đồng có chữ "thọ" phía dưới làm từ vỏ máy bay
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
-
Chiếc hòm đựng đồ làm từ vỏ máy bay.
-
Mũ sắt được biến thành chiếc cối giã....
-
...và trở thành chậu đựng nước thử săm của người thợ sửa xe đạp
-
Chiếc vòng được chế biến từ vỏ đạn M79.
-
Bộ bàn ghế làm từ vỏ máy bay B-52.
-
Chiếc đèn dầu với phần dưới làm từ vỏ đạn hạt na
-
Một bộ ấm chén được làm từ mảnh xác máy bay và ống pháo sáng của Mỹ.
-
Chiếc lược được chế tác từ mảnh nhôm máy bay.
Chiếc xe đạp có đôi vành được chế tác từ vỏ bom bi
Tổng hợp theo TTXVN/ Hà Nội mới
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988
14/05/2014 10:12
Chia sẻ:
Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp
cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc
quần đảo Trường Sa.
Ngày 29/3/2014 là ngày kỷ niệm 39 năm
giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ
phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các
đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là trang chói lọi trong lịch sử nước
nhà, là tiền đề để ngày hôm nay chúng ta tiếp tục giữ vững chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc.
Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân
chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961,
nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma
14/3/1988.
-
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
-
Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết
Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo
Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của
những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo
miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội
nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan,
lãng mạn vô cùng”.
39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường
Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn.
Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết
Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng
5/1988.
Thethaovanhoa.vn xin gửi đến quý độc giả
những hình ảnh ấy, để độc giả có thể hình dung được những gian khổ, hiểm
nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi
đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu. Bản quyền toàn bộ hình ảnh
thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
-
Ngày 4/5/1988,khởi hành từ Cam Ranh (Khánh
Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay
phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở
Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan
cao cấp của các binh chủng.
-
Sau hành trình hơn 250 hải
lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó
là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh
này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong
những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc
quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy
nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.
Điểm đến tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
Đại tướng
Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng,
bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài.
Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các
chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là
nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà
lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt
xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên
pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng
cụ khác.
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
Lính đảo giải trí và tránh
cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài.
Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc
báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo
vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ,
sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
Mỗi
chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo.
Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ
Trường Sa.
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
Anh em
chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như
thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại
dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông,
tháng 5/1988.
Sau nhà
cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và
Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong
ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
Anh em
chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng
biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
Cố nhạc
sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ
Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa
nghe bên mâm pháo.
Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
theo Thể thao và Văn hóa
Những bức hình ám ảnh cả thế giới về chiến tranh Việt Nam
B. Bình | 29/04/2015 10:22
Chia sẻ:
Đây là những bức ảnh lột tả cuộc chiến tranh thảm khốc tại Việt Nam
đăng tải trên các tờ báo nước ngoài gây rúng động thế giới.
Hình ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật tử của chính
quyền Ngô Đình Diệm ngày 11/6/1963. Ảnh: AP
Hình ảnh một người ôm xác con khi toán lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp vào ngày 19/3/1964. Ảnh: AP
Một người lính quân đội Sài Gòn đá một
lính Việt cộng trong khi một người khác trói chặt tay người lính này.
Ảnh chụp vào tháng 10/1965
Một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn bom Mỹ vào năm 1965. Ảnh: UPI
Một chiến sĩ hy sinh trong cuộc tấn công
ác liệt của nhiều tiểu đoàn Giải phóng quân nhằm vào lực lượng Mỹ và
Australia tại trận Long Tân, phía nam Vũng Tàu vào ngày 18/8/1966. Thi
thể của chiến sĩ bị xe thiết giáp của Mỹ kéo lê đến chỗ chôn. Ảnh: UPI
Cảnh tượng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan,
Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa cầm súng bắn vào đầu
chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Ảnh: AP
Bé gái 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc chạy trốn
bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972 trở thành
một trong những bức ảnh ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AP
Một binh sĩ bịt kín mặt ngồi bên cạnh một thi thể giữa đống đổ nát ở Tây Ninh vào ngày 11/4/1969. Ảnh: George McArthur
Một phụ nữ ở
làng Trảng Bàng, Tây Ninh bế đứa trẻ bị bỏng nặng do bị dội bom napalm
vào ngày 8/6/1972 đã lột tả sự đau thương kinh hoàng mà người dân Tràng
Bảng phải hứng chịu. Ảnh: AP
Tổng hợp
Trẻ em trong chiến tranh Việt Nam qua ảnh quốc tế
An Nhiên | 28/04/2015 08:15
Chia sẻ:
Các em nhỏ vui đùa trên dòng kênh ở Sài Gòn hoặc sợ hãi ngước nhìn
những khẩu súng của lính Mỹ được mô tả chân thực qua những bức ảnh của
phóng viên chiến trường.
Những đứa
trẻ vui đùa trên thuyền ở một dòng kênh tại Sài Gòn, ngày 3/10/1965.
Cảnh ngộ của nhiều em nhỏ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam (giai đoạn
1955-1975) được miêu tả chân thực qua những bức ảnh của phóng viên
chiến trường. Ảnh: AP
Phóng viên George Esper của hãng AP chụp hình cùng một bé trai Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngãi, ngày 1/1/1966. Ảnh: AP
Ánh mắt sợ hãi của những em nhỏ Việt Nam
khi ngước nhìn một lính dù Mỹ cầm súng phóng lựu M79 tại khu vực Bàu
Trai, cách Sài Gòn 32 km. Ảnh: AP
Người phụ nữ vội vã kéo hai em nhỏ khỏi đám cháy đang bùng lên tại nhà của họ ở gần Tây Ninh, năm 1963. Ảnh: AP
Lính bộ binh Mỹ bế một đứa trẻ ra khỏi
làng Cam Xe, gần đồn điền cao su Michelin Dầu Tiếng, phía tây bắc Sài
Gòn, sau vụ tấn công ngày 22/8/1966. Ảnh: AP
Hai bé gái gầy trơ xương chờ được phát
thực phẩm bên ngoài một ngôi nhà hư hại bởi pháo kích tại An Lộc, Bình
Phước, ngày 14/6/1972. Ảnh: AP
Một bé trai ôm chó theo chuyến di tán. Ảnh chụp ngày 16/1/1967. Ảnh: AP
Bé gái bế em trên chiếc thuyền vượt sông phía nam Đà Nẵng trong cuộc di tản ngày 10/8/1974. Ảnh: AP
Nữ bác sĩ tại một bệnh viện ở Cần Thơ bế
một em bé bị thương sau khi trực thăng Mỹ xả đạn vào đoàn thuyền nan
đang di chuyển trên sông. Lính Mỹ nghi ngờ thuyền chở bộ đội giải phóng.
Ảnh chụp ngày 4/3/1967. Ảnh: AP
Hai bé trai nắm tay nhau hòa cùng dòng người di tản khỏi Chợ Lớn, Sài Gòn, ngày 13/5/1968. Ảnh:UPI
Lính Mỹ xoa thuốc vào vết thương trên tay một bé trai Việt Nam, năm 1966. Ảnh: AP
Trong cơn
khát, một bé trai uống nước từ chai rượu cũ. Cậu bé cùng gia đình tập
trung tại một sân bóng ở Kom Tum để chờ di tản khỏi vùng chiến sự, ngày
7/6/1972. Ảnh: AP
'Điểm danh' các loại pháo Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Lựu pháo M101, M102, M114 hay pháo tự hành M107 và
M110 là một phần trong những loại pháo được Mỹ sử dụng rộng rãi trong
chiến tranh Việt Nam.
Theo một số báo cáo, Mỹ đã chi khoảng 111 tỷ USD cho cuộc chiến ở
Việt Nam từ năm 1955 đến 1975. Washington điều động tới chiến trường
hàng chục loại máy bay, trực thăng, phương tiện quân sự và đặc biệt là
những khẩu pháo hỏa lực cực mạnh. Tuy nhiên, họ vẫn thất bại và hứng
chịu tổn thất lớn trên phương diện chính trị, tạo ra cái gọi là "hội
chứng Việt Nam", nhiều năm sau vẫn ám ảnh người Mỹ.
Lựu pháo M102
Tháng 6/1964, Mỹ triển khai lựu pháo M102 hỗ trợ quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lựu pháo M102. Ảnh: Wikipedia.
Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh. Với đường
đạn vòng cung, tầm bắn đến vài chục km, lựu pháo cho phép xạ thủ có thể
tấn công những địa điểm nằm khuất sau vật cản. Nhờ đặc điểm này, chúng
thường được sử dụng với số lượng lớn.
Vì ít có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một hay vài phát đạn, lựu
pháo thường được triển khai thành đội và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh.
Một khẩu pháo M102 tiêu chuẩn nặng khoảng 1.400 kg, dài 5,2 m, rộng
1,6 m, tốc độ bắn 3 viên/phút, sơ tốc đạn 494 m/s và được điều khiển bởi
kíp chiến đấu gồm 8 người. Pháo M102 có khả năng xoay 360 độ trên trục.
Nòng pháo có thể nâng cao từ 5 đến 75 độ.
Lựu pháo M114
Lựu
pháo M114 là loại pháo nòng 155mm do Mỹ sản xuất, được sử dụng rộng rãi
như loại pháo hạng trung của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới II,
chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Lựu pháo M114. Ảnh: Wikipedia.
Đây là loại pháo xe kéo tương đối cơ động, có thể tác chiến trên nhiều
địa hình khó khăn như như rừng rậm hay bùn lầy. Pháo có nòng dài 2,4 m,
tầm bắn tối đa 14,6 km, tốc độ bắn 4 lần/phút. Pháo thường được quân đội
Mỹ và Việt Nam Cộng hòa triển khai để tấn công yểm trợ trong các cuộc
càn quét, bố trí tại cứ điểm gần khu vực tác chiến.
Lựu pháo M114 xuất hiện trong các chiến dịch lớn như Cedar Fall,Juinction City, Lam Sơn 719, Quảng Trị.
Mặc dù có cỡ nòng và hỏa lực mạnh hơn loại pháo M-46
130mm của quân giải phóng Việt Nam nhưng M114 lại có tốc độ bắn chậm và
tầm bắn hạn chế hơn vì thế thường thua thiệt trong các cuộc đấu pháo.
Lựu pháo M101
Lựu
pháo M101 105mm là loại pháo mặt đất hạng nhẹ tiêu chuẩn của quân đội
Mỹ, được sản xuất năm 1941. Pháo có độ dài nòng 2,3 m, góc bắn từ -5 đến
66 độ, sơ tốc đạn 472 m/s, tầm bắn 11,2 km, tốc độ bắn từ 3 - 10
lần/phút, góc quay ngang 46 độ, tùy thuộc vào kỹ năng của khẩu đội.
Lựu pháo M114. Ảnh: Flickr.
Pháo sở hữu bộ càng có thể xếp mở cơ động, thiết bị chống giật thủy lực,
khóa nòng trượt theo phương ngang và cơ chế nạp đạn riêng biệt. Lựu
pháo M101 sử dụng loại đạn nổ.
Với độ chính xác cao và hỏa lực mạnh pháo chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh tiến công.
Quân đội Mỹ sử dụng loại pháo này trong suốt Chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Pháo tự hành M110
M110
203mm là loại pháo tự hành lớn nhất trong kho của quân đội Mỹ, chính
thức biên chế cho các đơn vị Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm
1963.
Pháo tự hành M110A. Ảnh:Military-Today.
M110 từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh vùng
Vịnh. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ, định vị, bắn phá pháo binh đồng thời
ngăn chặn hệ thống phòng không đối phương.
Theo thông số kỹ thuật từ nhà sản xuất, M110 nặng 28,3 tấn, dài 18,8
m, rộng 3,1 m, cao 3,1 m, có tầm bắn từ 16,8 km đến 25 km khi bắn đạn
tiêu chuẩn, và lên đến 30 km khi bắn đạn có tên lửa hỗ trợ.
Tốc độ bắn điển hình của M110 là ba viên trên hai phút khi hoạt động
hết công suất và một viên trên hai phút khi hoạt động bình thường. M110
có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn. Tuy nhiên, nó dễ bị sự cố và
thường làm chậm hoạt động của pháo do kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn
nòng trước khi sử dụng.
Tổ điều khiển có thể tăng tốc độ bắn lên hai đến 4 phát một phút nếu
nạp đạn bằng tay. Việc này đòi hỏi nhiều sức người nhưng lại có ưu điểm
là không cần phải hạ nòng như dùng dầm tự động.
M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 người
trên xe, gồm lái xe, hai pháo thủ, hai lính thực hiện việc nạp đạn, cùng
8 lính hỗ trợ đi kèm.
Tuy M110 sở hữu hỏa lực cực mạnh nhưng tốc độ bắn quá chậm. Nhược
điểm này khiến chúng không được đánh giá cao bằng những khẩu pháo xe kéo
nòng dài M46 130 mm hay D74 122 mm của quân giải phóng Việt Nam.
Pháo tự hành M107
M107, từng được
quân lực Việt Nam Cộng hòa gọi là "Vua chiến trường", là loại pháo tự
hành nòng dài, trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962. Pháo được triển
khai trên chiến trường Việt Nam từ năm 1968.
Lựu pháo M114. Ảnh: Flickr.
M107 nặng 28,2 tấn, dài 11,3 m, rộng 3,14 m, cao 3,47 m, nòng pháo dài
9,15 m, sơ tốc đạn 914 m/s, tầm bắn 32,7 km, sở hữu máy nâng và nạp đạn
bằng thiết bị thủy lực. Kíp điều khiển pháo gồm 13 người.
Pháo tự hành M107 sử dụng hai loại đạn là đạn nổ mạnh M437 với bán
kính sát thương trên 50 m và đạn hạt nhân 15 kiloton. Vì đạn pháo nặng
và có kích thước lớn nên chỉ có thể dự trữ tối đa 2 viên trong xe. Khi
tham gia chiến đấu, M107 cần đi cùng xe tải đạn.
Việc nạp đạn được tiến hành thủ công. Trong quá trình nạp, nòng pháo
phải hạ xuống sau đó mới nâng lên trở lại để bắn, vì thế tốc độ khai hỏa
rất chậm, chỉ từ một đến hai pháo mỗi phút.
Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của pháo
M107 tại chiến trường Việt Nam không cao. Một số lượng khá lớn pháo tự
hành M107 đã bị tiêu diệt suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong chiến
dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam đã thu giữ hàng trăm khẩu pháo cùng
hàng nghìn viên đạn, trong đó có 12 pháo tự hành M107.
Theo VnExpress