Bài viết


 
  VN
  13      


     QĐND - Là phóng viên ảnh của Bảo tàng Quân đội (Bảo tàng Lịch sử Quân sự việt Nam),      tôi có nhiều dịp được chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Đại Tướng VÕ NGUYEN GIÁP

Ngày nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh…Việt Nam đã nổi lên như một trong những câu chuyện thành công lớn lao ở Châu Á” – Phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tại tiệc trưa chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/7.
Lễ hội Tây Thiên năm 2013 tổ chức từ ngày 25-3 đến 28-3 (tức ngày 14-2 đến ngày 17-2 năm Quý Tỵ) tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chiều 8-2 (28 tết) bí thư thành ủy Hà Nội Pham Quang Nghị thăn chợ hoa tết Hà Nôil
Diva mặc chiếc váy lộng lẫy và chinh phục khán giả bằng chất giọng cao, đẹp khi kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng đường phố trong buổi mở màn Luala Concert, chiều 10/11 ở Hà Nội.
Đã  lâu rồi từ ngày cho ra triển lãm ảnh Mẹ Và Quê Hương đến hôm nay mới lại có dip chup về mẹ.
  MVNAH ở Song Phượng, Mẹ Tạ thị Lười,khi hỏi tên mẹ tôi không khỏi ngac nhiên,nhưng đó là tên bố mẹ đặt cho, năm nay mẹ tròn 90 tuổi. Mẹ có một cô con gai duy nhất hy sinh trên trận địa phòng không bảo vệ đập phùng

Đang truy cập: 92
Lượt truy cập: 14268647
   



                                                 









                                           

Những kẻ nuông chiều quá khứ lãng mạn

- Một cuộc triển lãm ảnh độc đáo, phối hợp giữa hai nhà nhiếp ảnh Việt Nam và Pháp, Trần Việt Đức và Nicolas Cornet, mô tả thế giới mình đang sống, con người, văn hóa Việt bằng ống kính máy điện thoại.







Xuất hiện tại nhà triển lãm La Maison de l'Indochine ở Pháp từ ngày 16/9, đây là cuộc triển lãm mang tính quốc tế đầu tiên giữa Pháp và Việt Nam, sử dụng một trào lưu công nghệ mới để ghi lại nhiều nét đời sống, con người của Việt Nam ở các thành phố lớn cũng như ven biên giới với các quốc gia Campuchia, Lào...

Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Một bức ảnh chụp bằng điện thoại của Nicolas Cornet

Cuộc triển lãm này được ưu tiên kéo dài đến tháng 1 năm sau (2014), nhằm có thời gian để người Pháp lẫn người Việt tại Paris có dịp nhìn lại đất nước, con người của mình trong những tích tắc bất ngờ mà có thể máy ảnh chuyên nghiệp khó có thể nắm bắt nhanh được như vậy. 

Chủ đề của cuộc triển lãm (tạm dịch) mang tên “Việt Nam, liên tục đổi thay và những điều mới lạ”. 

Cả hai nhà nhiếp ảnh Trần Việt Đức lẫn Nicolas Cornet đều là những nhà báo nên những góc nhìn của họ được các nhà phê bình đánh giá là những bức tranh chạm nổi về đời sống.

Trên các dòng thông cáo báo chí được phát đi, Nicolas Cornet được đánh giá là người có khả năng làm trong lành lại cái nhìn, và sáng tạo những đường nét đã quen thuộc đến bất ngờ. Còn Trần Việt Đức thì được giới thiệu như một kẻ lang thang trên đường phố và có khả năng chụp bắt được những điều rất mong manh mà cuộc sống đã định nghĩa rõ các giới hạn sinh tồn cho nó. 

Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức.

Nicolas Cornet thì đi, chọn ghi lại những hình ảnh của Việt Nam qua sự hiếu kỳ của một người du khách sâu sắc, còn Trần Việt Đức thì ghi lại mọi thứ với nhiều góc nhìn tuyệt đẹp của Sài Gòn, Hà Nội. Hình ảnh của cả hai đẹp và sống động đến mức mà trong thông cáo của mình, nhà triển lãm La Maison de l'Indochine phải gọi là “những kẻ nuông chiều một quá khứ lãng mạn”. 

Cả hai nhà nhiếp ảnh đều có trên 20 năm cầm máy và đã đi qua nhiều quốc gia, nhiều sự kiện lớn của thế giới. Khi được hỏi vì sao lại chọn chụp bằng máy ảnh điện thoại cho các hình ảnh của bộ sưu tập mới, Trần Việt Đức nói rằng anh muốn tiếp cận các chủ đề thân thiện, gần và nhanh hơn, tạo ra những khoảnh khắc bất ngờ mà máy ảnh chuyên nghiệp thường chỉ có thể chụp từ xa hoặc chụp trộm.

Việc chụp bằng điện thoại, cũng là cách mà Trần Việt Đức có thế ứng dụng nhanh các kỹ thuật digital art đơn giản ngay trên máy. Nó biểu hiện của một đam mê và sức sống của thời đại công nghiệp dồn dập hôm nay.

Bộ sưu tập các bức ảnh bằng từ điện thoại của Trần Việt Đức đã gần ngàn tấm, trong đó bao gồm tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt đường phố… một phần lớn những tác phẩm này cũng được giới thiệu trên trang nhiếp ảnh riêng của anh.

Còn với Nicolas Cornet, thì lại có thêm những câu chuyện thú vị: vợ của anh là cháu của GS. Hoàng Xuân Hãn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Mê đất nước Việt Nam và mê cả con người Việt Nam, Nicolas Cornet nhiều lần đến và ghi lại mọi thứ như một bộ sưu tập lớn của đời mình.

Thậm chí, nhiều người quen biết với Nicolas Cornet vẫn ngạc nhiên rằng đôi khi anh còn “Việt Nam” hơn cả người vợ của mình khi nhìn thấy ông sôi nổi tranh luận về ý nghĩa của từng chữ trong tiếng Việt. Và thậm chí, Nicolas còn tự mình nấu những món ăn Việt để đãi vợ và bạn, với niềm tin rằng nó truyền thống và thuần túy hơn những gì mình mua được ở Paris. 

Cuộc triển lãm này là một sáng kiến của Nicolas Cornet và để đa dạng hơn trong cái nhìn, ông ta đã tìm hiểu nhiều phong cách tác phẩm của các nhiếp ảnh gia người Việt và chọn ra một người để cùng giới thiệu ở Paris. Cuối cùng, Trần Việt Đức là người được ông gửi thư mời tham gia cuộc chơi hình ảnh này vào tháng 5 năm nay. 

Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại

Được biết nhà triển lãm La Maison de l'Indochine, số 76, rue Bonaparte - Paris 6 được thành lập từ năm 1992, là nơi luôn hưởng ứng và giới thiệu các góc nhìn văn hóa về Đông Dương và các nước Châu Á lân cận. Chương trình triển lãm ảnh của Trần Việt Đức và Nicolas Cornet được dành hẳn một không gian riêng, dành cho khách xem tự do trong suốt tuần, từ 10 sáng đến 7 giờ tối. Chương trình triển lãm này là một thể nghiệm ở góc nhìn tự do trên máy ảnh của điện thoại, và không chịu bất kỳ sự tài trợ hay quảng cáo từ bất kỳ công ty nào. 

Trần Việt Đức cũng cho biết anh chuẩn bị cho một chuyến đi Ấn Độ, và sau đó, có thể cho ra mắt một cuộc triển lãm hỗn hợp giữa máy chuyên nghiệp và máy điện thoại vào cuối năm nay. 

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả những bức ảnh trong bộ sưu tập được nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức mang đến triển lãm nói trên. Nguồn ảnh do tác giả cung cấp.

Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại
Nhiếp ảnh, Tuấn Khanh, Trần Việt Đức, Nicolas Cornet, văn hóa Việt, điện thoại

Tuấn Khanh



 
 
Phản hồi

Ý kiến phản hồi

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 

Copyrights 2008 .Tuan Lai Studio. All Rights Reserved.