Bài viết


 
  VN
  13      


     QĐND - Là phóng viên ảnh của Bảo tàng Quân đội (Bảo tàng Lịch sử Quân sự việt Nam),      tôi có nhiều dịp được chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Đại Tướng VÕ NGUYEN GIÁP

Ngày nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh…Việt Nam đã nổi lên như một trong những câu chuyện thành công lớn lao ở Châu Á” – Phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tại tiệc trưa chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/7.
Lễ hội Tây Thiên năm 2013 tổ chức từ ngày 25-3 đến 28-3 (tức ngày 14-2 đến ngày 17-2 năm Quý Tỵ) tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chiều 8-2 (28 tết) bí thư thành ủy Hà Nội Pham Quang Nghị thăn chợ hoa tết Hà Nôil
Diva mặc chiếc váy lộng lẫy và chinh phục khán giả bằng chất giọng cao, đẹp khi kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng đường phố trong buổi mở màn Luala Concert, chiều 10/11 ở Hà Nội.
Đã  lâu rồi từ ngày cho ra triển lãm ảnh Mẹ Và Quê Hương đến hôm nay mới lại có dip chup về mẹ.
  MVNAH ở Song Phượng, Mẹ Tạ thị Lười,khi hỏi tên mẹ tôi không khỏi ngac nhiên,nhưng đó là tên bố mẹ đặt cho, năm nay mẹ tròn 90 tuổi. Mẹ có một cô con gai duy nhất hy sinh trên trận địa phòng không bảo vệ đập phùng

Đang truy cập: 75
Lượt truy cập: 14268564
   



                                                 









                                           

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cây đèn cổ

- Bắt đầu khai mạc từ tháng 2/2013, chuyên đề “Đèn cổ Việt Nam” với hơn 50 cây đèn cổ trong đó có cây đèn người quỳ Đông Sơn là Bảo vật Quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.









Bộ sưu tập đèn sớm nhất trong lịch sử của Việt Nam thuộc về Văn hóa Đông Sơn được chế tác chủ yếu bằng đồng có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ VII TCN đến thế kỷ thứ IV SCN.

Cây đèn hình người quỳ (cây đèn quý hiếm và là một trong 11 bảo vật quốc gia Việt Nam) làm bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn cách nay 2500 – 2000 năm.

Chân đèn hình người, làm bằng đồng thuộc đèn văn hóa Óc Eo thế kỷ IV – VI được tìm thấy ở Rạch Giá, Kiên Giang.

Chiếm ưu thế về số lượng trong trưng bày “Đèn cổ Việt Nam” là bộ sưu tập đèn thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 20, gồm các giai đoạn: Từ thời Lý, Trần (thế kỷ 11-14), đến thời Lê sơ - Mạc (thế kỷ 15-16), thời Lê trung hưng (thế kỷ 17-18), thời Nguyễn (thế kỷ 19-20). Các loại đèn được chế tác trong thời kỳ này cho thấy sự phát triển cao cả về kỹ thuật chế tác lẫn nghệ thuật trang trí, bằng nhiều chất liệu khác nhau như gốm, đồng, sắt, gỗ…

Đặc biệt, từ cuối thời Trần về sau, nhiều loại chân đèn có kích thước lớn, vừa phong phú về kiểu dáng, vừa đa dạng về hoa văn trang trí, được chế tác qua nhiều công đoạn, bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và tỉ mỉ khiến cho chúng không còn là một vật dụng thông thường mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Đáng chú ý, nhiều chiếc chân đèn được đặt làm riêng để cung tiến vào các đình, chùa, quán… có ghi, khắc minh văn về niên đại, nghệ nhân, địa điểm chế tác, người đặt làm và nơi sử dụng. Những chiếc chân đèn này không những góp phần xác lập một hệ thống tiêu chí chuẩn để phân loại, giám định cổ vật mà còn giúp soi sáng nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội khác.

Chân đèn gốm hoa lam thời Mạc, niên hiệu Diên Thành 3 (1580)

Tượng Phỗng dâng đèn, được làm bằng đồng, thuộc thời Lê trung hưng thế kỷ 17 – 18

Chân đèn hình Nghê làm bằng gốm men trắng thuộc thời Lê trung hưng thế kỷ 17 – 18

Chân đền hình tòa cửu long được làm bằng sắt, thời Nguyễn thế kỷ 19 – 20.

Chân nến trúc hóa Long làm bằng gốm men rạn thời Nguyễn, thế kỷ 19.

Chùm ảnh những chiếc đèn độc nhất vô nhị đang được trưng bày tại BTLSQG

Hoàng Nguyễn


 
 
Phản hồi

Ý kiến phản hồi

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 

Copyrights 2008 .Tuan Lai Studio. All Rights Reserved.